1 Đồng (Cu): Thúc đẩy chức năng hô hấp của cây, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A. Đồng thời, làm tăng hiệu lực hấp thu kẽm, Mangan, Bo… Tình trạng thiếu đồng thường xảy ra ở các vùng đất cát, đất than bùn hay đất có hàm lượng hữu cơ cao và ở những vùng đất mới khai hoang hay đất chua.
Lượng đồng thiếu hụt có thể được bổ sung dễ dàng trong một thời gian dài bằng cách bón phèn xanh (CuS04.7H20) với liều lượng 10 – 25 kg/ha hoặc phun lên cây với nồng độ 0,02 – 0,05% hoặc bón các loại phân hóa học chứa TE, Super vi lượng mùa khô, Bột Cá Lạt…
2.2 Kẽm (Zn): Tăng khả năng chịu hạn, tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm. Cây thiếu Zn giảm năng suất rõ rệt. Hàm lượng kẽm hữu hiệu trong đất kiềm thấp. Ở đất chua, hàm lượng kẽm hữu hiệu cao, nhưng việc bón vôi cho đất chua làm ảnh hưởng đến khả năng tan của kẽm và làm giảm lượng Zn2+ cây hút được, thêm vào đó khả năng hấp thu của CaCO3 cũng làm giảm lượng Zn2+.
Mặt khác, do sự rữa trôi mạnh (nhất là ở đất cát, cát pha) và đất có hàm lượng lân hữu hiệu cao, hoặc pH đất cao… cũng làm giảm kẽm hữu hiệu. Sử dụng Sunphat kẽm (ZnSO4.7H20) chứa 22,8% Zn với nồng độ 0,1% để xử lý hạt giống hoặc phun lên lá với nồng độ 0,02 -0,05% hoặc sử dụng các loại phân có chứa kẽm như Happy One, phân Cá – Cà Phê Việt Mỹ, VM-LÓT….
2.3 Sắt (Fe): Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây, thiếu Fe cây không thể tổng hợp diệp lục, lá bị hủy hoại. Hiện tượng cây thiếu Fe thường xảy ra trên đất kiềm, đất chua có hàm lượng sắt tổng số thấp, đất nghèo hữu cơ… Ngoài ra, hàm lượng lân trong đất cao cũng làm giảm Fe hữu hiệu trong đất. Trong nông nghiệp, người ta thường sử dụng phân chuồng, phân xanh để bổ sung sắt cho đất hoặc bón phân Dr. Vi lượng (Vi lượng 07) để bổ sung sắt cho cây.
2.4 Mangan (Mn): Làm rễ to khỏe, nẩy mầm sớm, trổ bông đều, tỷ lệ đậu trái cao, hạt chắc mẩy và làm tăng hiệu lực hút lân. Đất trung tính và đất kiềm có hàm lượng Mn thấp và thường xảy ra tình trạng thiếu Mn. Đất cát và đất nghèo hữu cơ thường nghèo Mn.
Sử dụng phân sunphat mangan (MnSO4.5H20) chứa 24,6% Mn để xử lý hạt giống, phun lên lá, bón vào đất để bổ sung mangan cho cây trồng. Hoặc sử dụng các loại phân vi lượng như Vi lượng Việt Mỹ – VL20.
2.5 Bo (B): Tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái; nếu thiếu Bo dễ bị thối noãn khi trổ hoa. Khi thiếu Bo phần gốc chồi bị chết khô, lá phát triển không bình thường, nửa trên của lá có màu vàng xanh ô liu hoặc xanh vàng, hoặc rụng trái non. Bo là nguyên tố dễ rửa trôi, vì vậy vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thì hàm lượng B trong đất thấp hơn so với vùng khô hạn và bán khô hạn.
Đất chua phát triển trên đá phún xuất, đất có kết cấu thô hàm lượng hữu cơ thấp, đất phát triển trên đá vôi thường nghèo B. Bổ sung B cho cây trồng bằng các loại phân chứa B như Borax (hàn the), phân NPK+TE có chứa B, các loại phân vi lượng tổng hợp của Cty CP Phân bón Việt Mỹ.
2.6 Molyden (Mo): Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây, cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu. Trong đất, đặc biệt đất chua, molyden bị hấp thu mạnh bởi các oxít và hydroxít sắt điều này làm giảm lượng molyden hữu hiệu cho cây trồng. Molyden có mặt trong thành phần các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra, Mo còn có thể được bổ sung cho cây thông qua sử dụng Super vi lượng Việt Mỹ.
2.7 Clo (Cl): Nguyên tố vi lượng đặc biệt quan trọng với cây cọ dầu và dừa. Clo tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây, hoạt hóa các men, vận chuyển của canxi, magiê, kali trong cây; kiểm soát sự thoát hơi nước của cây. Đất cát bị rửa trôi nhiều thường nghèo Clo, nhưng đất mặn và kiềm thường giàu Clo.
Trong thực tế, phân KCl được sử dụng phổ biến nên hiện tượng thiếu Clo là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng hạn chế loại phân có chứa Clo cho các loại cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng, thuốc lá, khoai tây…