THỐI NHŨN TRÊN CÂY PHONG LAN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

cach-tri-benh-thoi-nhun-tren-phong-lan

Đối với cây lan, trong các loại bệnh gây hại thì bệnh thối nhũn là dễ gặp nhất. Khi thời tiết thay đổi thì rất dễ để bệnh thối nhũn hình thành và phát triển nhanh chóng. Vì vậy cần phải nhận biết dấu hiệu khi cây mắc bệnh và các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. 

cach-tri-benh-thoi-nhun-tren-phong-lan

1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh thối nhũn ở lan lại do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra bằng cách thâm nhập vào các vết chích của côn trùng hay vết thương cơ giới do mưa hay gió gây ra. 

Vào mùa mưa, chúng ta thường bắt gặp tình trạng lan bị thối nhũn, nhất là ở rễ và lá.

2. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thối nhũn

Vi khuẩn thối nhũn tồn tại trong tàn dư cây bệnh ở trong giá thể trồng và trong cơ thể một số loài côn trùng và một số dụng cụ canh tác cùng 1 số loài ký chủ phụ trên đồng ruộng.

Vi khuẩn lây lan nhờ nước, các loại côn trùng (rệp, bọ nhảy hại…) và hoạt động của nhà vườn. Chúng xâm nhập vào cây lan thông qua vết thương ở rễ, thân, lá.

Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh nơi không thoát nước được, nhiệt độ thích hợp từ 27-32 độ C, độ pH thích hợp là pH trung tính =7, thời tiết có ẩm độ và nhiệt độ khá cao. Độ ẩm chỉ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

Đặc biệt, bệnh thối nhũn xảy ra ở những cây lan có các lá hay giả hành mọng nước nhưng trong dập nát do quá trình vận chuyển. Khi trồng vết dập nát chưa lành và bị dính nước là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối nhũn phát triển nhanh chóng.

 

cach-tri-benh-thoi-nhun-tren-phong-lan

3. Dấu hiệu khi lan mắc bệnh thối nhũn

Khi mới nhiễm bệnh, trên lá xuất hiện những vết chấm nhỏ mọng nước như phỏng nước sôi. Trong điều kiện mưa kéo dài hay độ ẩm không khí cao, những chấm nhỏ này lan dần ra khiến lá cây chuyển sang màu vàng, nếu nặng hơn có thể thấy ngọn cây bị thối và bị nhũn. Rễ cây chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là bị thối đen.

Lúc này, lá cũng không còn màu xanh nữa mà dần dần chuyển sang màu nâu, nếu đụng vào thì hơi nhớt và có mùi hôi rất khó chịu. 

Nếu bạn không thăm vườn thường xuyên và kịp thời phát hiện và xử lý thì toàn bộ lá cây sẽ bị nhiễm rất nghiêm trọng.

Căn bệnh thối nhũn rất phổ biến ở những cây lan có lá mọng nước, Trong các loại lan thì lan Hồ Điệp là loại lan dễ mắc bệnh thối nhũn nhất hoặc lan đai châu,…

 

cach-tri-benh-thoi-nhun-tren-phong-lan

 

4. Cách phòng tránh thối nhũn trên cây lan

Trước khi mùa mưa đến, nên dọn dẹp vườn lan sạch sẽ, cắt tỉa những nhánh già, lá vàng, sâu bệnh. Dọn vườn thông thoáng, tránh độ ẩm cao trong vườn, sử dụng giá thể trồng có khả năng thoát nước tốt. Giá thể trồng lan phải phù hợp, thoáng cho rễ cây thoát nước và trao đổi khí. Đối với loại lan đơn thân thì giá thể thích hợp nhất là gỗ và lũa.

Rải vôi xung quanh vườn lan để phòng bệnh.

Kiểm tra chậu lan hoặc giò lan có bị rêu đen bám bề mặt giá thể trồng, nếu có thì dùng vòi nước mạnh xịt lớp màng ra hoặc bàn đánh răng cào nhẹ ra cho chậu lan, giò lan thoáng rễ.

Thay mới giá thể bị mục trồng lâu ngày như: sơ dừa, vỏ thông, gỗ vú sữa, dớn,vv…  khi chất trồng lâu ngày như sơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục khi gặp mưa nhiều thì sẽ sinh ra nấm mốc làm cho cây lan rất dể bệnh và thối nhũn.

Tuyệt đối không tưới nước nhiều vào mùa mưa, nhất là thời điểm chiều tối để tránh tình trạng lan bị ướt sũng cả đêm.

Hạn chế tưới cây lan vào giữa trưa: lúc đó nhiệt độ cao, nếu bạn tưới thêm nước vào thì cây sẽ được đốt nóng dưới ánh mặt trời. Cây tổn thương như vậy sẽ là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Tưới nước vừa đủ không nên quá đẫm.

Thường xuyên quan sát cây để phát hiện và xử lý những vết cắn do côn trùng gây ra và hạn chế đến mức tối đa vết thương cơ giới do nước mưa hay gió mạnh.

Cân nhắc khi bón phân có hàm lượng đạm cao đó chính là nguyên nhân khiến bệnh phát triển hơn. 

Xịt ngừa các thuốc có công dụng diệt khuẩn như: Dithane, Cabezim, Topsin,…Nên xịt trước mùa mưa 1 tháng từ 1 – 2 lần. Vào mùa mưa có thể tưới 1 tuần 1 lần.

Phun thuốc chống nấm bệnh theo định kỳ cho cây như: ridomil gold 68wg, daconil 75wp, starner 20wp, benkona sát khuẩn v.v… đây là những loại thuốc chống nấm mốc và vi khuẩn và phòng ngừa nấm bệnh khá hiệu quả.

 

5. Phòng trị bệnh thối nhũn cho lan

Khi phát hiện cây phong lan bị bệnh thối nhũn, việc đầu tiên là bạn ngưng hẳn tưới nước cho cây, gỡ cây bị bệnh ra khỏi giá thể.

Khi cây đã mắc bệnh, ngưng việc sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao để tránh bệnh nặng thêm.

Đối với lan hồ điệp, nếu cây đang trồng chậu dớn cần phải tháo bỏ toàn bộ giá thể dớn, lấy kéo cắt toàn bộ phần rễ bị bệnh bỏ đi.

Việc tưới nước cũng nên cắt giảm trong vài ngày khi cây bệnh. Đồng thời, cắt bỏ những chỗ bị bệnh thối nhũn và phun xịt các loại thuốc Bronopol, Novaba, Kasuran, Starner,… lên chậu lan và giàn treo lan.

Nếu cây đã mắc bệnh quá nặng, bạn tiến hành gỡ cây ra khỏi chậu và ngâm trong các dung dịch thuốc trừ bệnh, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi trồng sang chậu mới. 

Khử trùng cho cả giàn lan bằng sản phẩm như Miksabe, Physan, Sat 4SL.

Sau 5 – 7 ngày, tiến hành phun một đợt thuốc một lần nữa cho vườn lan.

Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn theo đúng liều lượng trên bao bì của nhà sản xuất sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra và treo ngược lên cho thuốc khô dần. Khoảng 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ hơn chỉ bằng 1/2 chỉ định và tiến hành phun sương cho lan.

Khi thấy cây lan đã cứng cáp hơn, vết bệnh khô thì nên hòa nước có Vitamin B1 phun sương cho cây lan. Sau thời gian sau cây đã phục hồi, rễ bắt đầu mọc thêm thì bạn có thể ghép vào giá thể cho lan.

Những loại thuốc được sử dụng điều trị thối nhũn là: Physan 20 SLStarner 20WPRidomil Gold 68WG …

cach-tri-benh-thoi-nhun-tren-cay-phong-lan

Những chia sẻ từ bài viết mong rằng sẽ giúp ích cho việc phòng và trị bệnh thối nhũn hiệu quả và đơn giản giúp vườn lan luôn khỏe mạnh nhé.

TƯ VẤN KỸ THUẬT : 0969.64.73.79