Sâu mọt đục cành hại cây bơ và cách phòng trừ
Khả năng gây hại của mọt đục cành hại bơ
Con cái đục vào cành bằng một lỗ nhỏ (1mm) ở mặt dưới của cành, xâm nhập vào giữa cành, đào một hầm ngầm và đẻ trứng ở đó. Mỗi ổ khoảng 30 – 50 trứng. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm.
Cành bị hại có biểu hiện khá rõ rệt, lá có màu nâu sẫm và bị héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây. Bẻ cành xuống, chẻ đôi thấy một đoạn cành đã bị mọt đục rỗng ở giữa.
Mọt hại cành non và mặt cắt cành bị mọt
Biện pháp quản lý và phòng trừ mọt đục cành hại cây bơ
- Các loại thuốc hoá học để phòng trừ mọt đục cành đều không có hiệu quả cao. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là phát hiện kịp thời các cành bị mọt đục để gom và đốt ngay để ngăn chặn sự lây lan.
- · Mọt trưởng thành sau khi vũ hóa chỉ vài giờ đã đục vào trong cành Bơ và khi đã chui vào trong rồi thì việc phun thuốc sẽ kém hiệu quả, vì vậy khi cần phòng trừ mọt đục cành bà con cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nên kết hợp dầu khoáng dạng thương phẩm có tên SK EnSpray 99EC) với thuốc trừ sâu để phun theo liều lượng cụ thể như sau (tính cho 1 bình xịt 8 lít):
– 20 ml dầu khoáng SK99 + 25 ml thuốc Sago Super 20EC hoặc + 20 ml dầu khoáng SK99 + 15 ml thuốc Sherzol 205EC hoặc
– 20 ml dầu khoáng SK99 + 05 ml thuốc SecSaigon 50EC.
- Phải phun phòng vào đầu mùa mưa khi bọ trưởng thành mới phát sinh, khi phun chú ý phun kỹ vào cành và thân cây chứ không chỉ phun phớt trên lá.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79