Bệnh đốm than là bệnh phổ biến trên cây quất, ảnh hưởng tới sức khỏe của cây.
Triệu chứng
Đốm bệnh trên lá hình tròn màu nâu vàng, mép màu nâu sẫm, giữa đốm bệnh màu trắng xám, trên đốm có nhiều chấm đen nhỏ. Một số đốm bệnh xuất hiện ở mép lá và lan rộng dần, lá dễ bị rụng.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thán thư trên lá quất do nấm bào tử gai (Colletotrichum gloeosporioides Penz.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ bào tử đĩa đen gây ra. Đĩa bào tử mọc trên biểu bì lá có nhiều gai màu nâu, bào tử hình bầu dục, không màu, đơn bào. Sợi nấm gặp thời tiết ấm mùa xuân sẽ lây lan mạnh.
Phương pháp phòng trừ
Nếu cây khỏe thì thay chậu, tỉa cành, gom cành lá bệnh đi đốt. Phun hợp chất vôi+lưu huỳnh 0,3o-0,5o (tương đương với 1 giọt thuốc pha 20-25 giọt nước sạch) hoặc Tuzet 0,2% hoặc Zineb 0,2% hoặc Topsin 0,1% lên lá đều có khả năng diệt nấm.
Bướm phượng đai ngọc
Bướm phượng đai ngọc (Papilio Polytes L.) thuộc bộ cánh vẩy họ bướm phượng, phân bố trên các vùng trồng cam quýt của nước ta.
Đặc điểm hình thái và sinh vật học
Thân bướm cái dài 28 mm, sải cánh rộng 88mm – 95mm. Bướm đực dài 25mm, sải cánh rộng 80mm – 85mm. Toàn thân màu đen, cánh trước bướm đực có 8 chấm trắng, giữa cánh sau có 8 chấm trắng, nhìn ngang cánh trước và sau giống như một chiếc đai ngọc nên gọi là bướm đai ngọc. Bướm cái có loại đốm màu vàng và có loại đốm màu đỏ. Loại đốm màu vàng gần giống bướm đực nhưng cánh sau có một số đốm màu vàng. Loại đốm màu đỏ cánh trước màu đen, mép ngoài có 8 đốm trắng vàng, cánh sau cũng có 8 đốm trắng vàng, giữa cánh có 2-5 đốm hình bầu dục, dưới đó có 4 đốm hình trăng khuyết màu đỏ. Trứng bướm hình cầu, đường kính 1mm – 2mm, đầu màu xanh, dưới màu vàng thẫm. Sâu non có 5 tuổi, tuổi cuối cùng màu xanh sẫm dài 45mm, mép trước ngực sau có vân đen dạng gai, giữa có 4 đốm tím. Góc tuyến hôi màu đỏ tím. Nhộng dài 32mm – 35mm, màu sắc nhộng không cố định; có thể là màu vàng xám, nâu xám hoặc xanh. Trong điều kiện thời tiết ở nước ta, bướm đai phượng sinh sản 6 lứa một năm, nhộng treo dính trên cành để qua đông. Nhộng qua đông 103-120 ngày. Sâu non xuất hiện vào khoảng tháng 4-5 và ăn rất mạnh, mỗi đêm ăn 5-6 lá.
Phương pháp phòng trừ
Mùa đông bắt diệt nhộng. Tỉa cành thông thoáng, bắt diệt trứng sâu non. Khi sâu non phát triển nhiều dùng thuốc ĐVP 0,1% hoặc Dipterex 0,1% hoặc chế phẩm vi khuẩn Bacillus thuringiensis pha loãng 0,1% và thêm vào 0,1% xà phòng để diệt.
Ngài ẩn lá cam quýt
Ngài ẩn lá cam quýt (Phyllocnistis citrella) còn gọi là sâu vẽ bùa gây hại trên các loài cam quýt và quất. Sâu non chui vào trong lá ăn hết các phần trong làm cho lá xoăn lại, màu trắng, dễ rụng. Nếu cây bị hại nặng có thể mất 100% lá làm ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa và kết trái. Ngoài ra chúng còn làm thân cây bị tổn thương, dễ dẫn tới bệnh loét trên thân cam quýt.
Đặc điểm hình thái và sinh vật học
Sâu trưởng thành thân và cánh có màu trắng, dài 2mm, sải cánh rộng 5,3mm. Khoảng 2/3 cánh có vân chữ Y, gần đỉnh cánh có đốm đen, trước đốm đen có chấm trắng nhỏ; cánh sau hình lá kim, màu trắng bạc, lông mép rất dài. Cuối đốt chày các chân có 1 cựa to. Bàn chân có 5 đốt, đốt đầu tiên dài nhất. Trứng dài 0,3mm hình tròn dẹt không màu. Sâu non sau khi nở dài 0,5mm, thân màu vàng xanh, đốt bụng thứ 1,2 to hình chữ nhật, đuôi nhọn. Sâu già dài 4mm, hình thoi uốn, đầu nhọn. Mỗi năm có thể sinh sản 10 lứa. Nhộng và sâu non trưởng thành qua đông trong mặt cuốn của mép lá. Tháng 7-8 là thời kỳ ăn hại mạnh. Sâu trưởng thành sẽ hóa bướm vào sáng sớm, sau khi hóa liền giao phối. Trứng sâu đẻ bên dưới lá. Sâu non nở ra sẽ chui vào trong lá và ăn lớp biểu bì. Sâu trưởng thành sẽ ngưng ăn, cuốn mép lá và hóa nhộng.
Phương pháp phòng trừ
Phun thuốc Rogor 0,1% hoặc Sevin 0,2% vào lúc chập tối, phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày. Nhặt bỏ những lá sâu cuốn tròn và đem đốt.