Vỏ cà phê có thành phần chính là xenlulo (chiếm khoảng 62%) đây là hợp chất rất bền, nếu để trong điều kiện tự nhiên sau từ 2 đến 3 năm chúng mới phân huỷ hoàn toàn.
Hiện nay bà con nông dân thường tận dụng vỏ sống chưa qua xử lý để bón vào gốc cà phê, với cách bón này chỉ có tác dụng làm cho đất tơi xốp và hạn chế được cỏ dại, lượng dinh dưỡng mà rễ cây hấp thu được từ vỏ là rất ít.
Mặc khác, đây là môi trường thuận lợi để một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây cà phê như: nấm gây bệnh gỉ sắt, nấm gây bệnh đốm mắt cua, nấm gây bệnh nấm hồng…
Quy trình
Vụ cà phê năm nay, tôi sử dụng men vi sinh của Công ty Huỳnh Bảo, ngay sau khi thu hái xong là tiến hành xử lý vỏ cà phê theo hướng dẫn của nhà sản xuất men, cụ thể như sau :
Cách tính khối lượng vỏ cà phê: Khối lượng vỏ (tấn) = Khối lượng cà phê nhân (tấn) x 0,7.
Ví dụ: Nếu anh có được 10 tấn cà nhân thì khối lượng vỏ sẽ là : 10 X 0.7 = 7 tấn vỏ.
Cách bón
Dùng để bón cho cà phê, tiêu, lúa, ngô, đậu, rau sạch,… đối với cà phê kinh doanh bón 1 lần vào đầu mùa mưa, liều lượng khoảng 3 – 6kg /gốc, xẻ rảnh sâu khoảng 10 cm quanh tán, sau khi bón lấp đất lại.
Kết quả
Ngay đầu mùa mưa dùng phân vi sinh tự chế bón vào cây theo mép tán lá. Phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê có tác dụng tăng cường các chất hữu cơ và hệ vi sinh vật có lợi cho đất, ức chế các vi sinh vật gây hại, làm cho đất tơi xốp, cải tạo và chống thoái hoá đất, giúp cho cây trồng tăng khả năng chống chịu bệnh, vườn cây được cải thiện một cách rõ rêt. Đồng thời gảm lượng phân bón vô cơ, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Lưu ý:
Trong quá trình ủ nhiệt độ tăng cao lên đến 700C, lượng nước bị bốc hơi rất lớn nên đống ủ bị khô. Vì vậy cứ sau 20 ngày bà con phải tưới bổ sung thêm nước, sau 90 ngày là sử dụng được.