Hiện nay trên thị trường có hai giống thanh long chính đó là thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Bà con có thể trồng cả hai giống trên cùng một vườn nhưng không nên trồng xen kẽ với nhau, mà nên phân chia theo khu vực để dễ chăm sóc, quản lý sâu bệnh và thu hoạch.
Thanh long có thể trồng bằng hạt hoặc bằng hom giống (cắm cành). Trồng bằng hạt sẽ trồng được nhiều cây và đỡ tốn chi phí hơn trồng bằng hom, nhưng thời gian để cây phát triển thành cây trưởng thành và cho thu hoạch sẽ lâu hơn. Hiện nay, chủ yếu trồng bằng hom, còn thanh long trồng hạt chủ yếu để làm những cây cảnh.
Hom giống có thể dùng các cành đã được cắt tỉa, nhưng để vườn thanh long đồng đều và cành hom sinh trưởng nhanh, phát triển tốt thì cần chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định.
- Chọn những cành có độ tuổi khoảng 1 – 2 năm trở lên, đã cho trái các vụ trước, và chọn các cành có gốc cành bắt đầu hóa gỗ để tránh bị thối cành. Không chọn những cành non hay cành vừa mới cho trái.
- Cành hom cứng, khỏe, mập, có màu xanh đậm, dài từ 30 – 35 cm.
- Hom sạch bệnh, không bị khuyết tật.
- Các mắt mang chùm gai tốt, mẩy, có khả năng nảy chồi tốt.
- Không chọn đoạn từ mắt gai ở đầu ngọn cành đếm xuống 3 mắt, mà bắt đầu chọn từ mắt thứ 3 đó, mỗi hom chừa ít nhất 2 – 3 mắt gai.
Khi đã chọn được những hom giống tốt thì gọt bớt phần vỏ ở gốc cành, để lộ ra phần lõi cành khoảng 2 – 4 cm, để kích cành nhanh ra rễ và không bị thối gốc.
Sau đó đem hom cành đi giâm ở nơi thoáng mát trong khoảng 10 – 15 ngày, khi thấy hom đã bắt đầu nhú rễ là có thể đem đi trồng hoặc có thể trồng trực tiếp vào những ngày không mưa để tránh bị thối gốc.
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0969.64.73.79