Từ lâu, sầu riêng đã trở thành loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và được nhân rộng tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, để cây vừa cho năng suất cao lại vừa phát triển một cách ổn định thì không hề dễ. Trong đó, việc chăm sóc để cây phục hồi sau những lứa thu hoạch là cực kỳ quan trọng. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 bước phục hồi quan trọng để giúp cây khỏe mạnh và phát triển một cách ổn định nhất nhé.
* Tại sao phải phục hồi cho sầu riêng?
Trong quá trình canh tác, nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và tuổi thọ của cây. Trong đó, các nguyên nhân sau đây gây tác động trực tiếp và ảnh hưởng lâu dài đến cây:
- Xiết nước: Biện pháp xiết nước để tạo khô hạn, kích thích cây ra hoa đã và đang được áp dụng cực kỳ phổ biến trong việc trồng sầu riêng. Tuy nhiên, xiết nước và đậy mủ trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, cây dần suy yếu và giảm tuổi thọ.
- Kích thích ra hoa bằng hóa chất: Tình trạng xử lý ra hoa vụ nghịch bằng hóa chất hiện nay khá phổ biến. Mặc dù cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc lạm dụng hóa chất làm cây mất cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng đến sinh trưởng và thậm chí là chết cây
- Lạm dụng phân bón hóa học: Việc lạm dụng phân bón hóa học để cho kết quả nhanh sẽ mang đến nhiều tác động tiêu cực. Tác động trực tiếp nhất là làm đất trồng thoái hóa, hệ rễ cây kém phát triển và đặc biệt là làm mất đi hệ vi sinh tự nhiên trong đất. Làm cây có sức đề kháng kém với sâu bệnh và có khả năng ngộ độc trong thời gian dài.
- Để nhiều trái trên cây: Sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và quả trong cùng một mùa vụ, ta thường để lại nhiều quả trên cây để có năng suất cao, tuy nhiên sau mùa vụ đó cây sẽ suy nhược và giảm sức sống đáng kể.
- Nhiễm mặn mùa khô: Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình nhiễm mặn, thiếu nước ngọt trong mùa khô đã tác động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của sầu riêng.
Sau đây là 5 bước phục hồi quan trọng để giúp cây khỏe mạnh và phát triển một cách ổn định:
1/ Tỉa cành, tạo tán
Tỉa cành sầu riêng sau thu hoạch rất quan trọng, giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung để phục hồi cây đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh. Cắt tỉa cây bao gồm:
- Cắt tỉa chồi dại, những cuốn còn lại ở trên thân.
- Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.
- Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).
- Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.
2/ Vệ sinh vườn
Sau khi thu hoạch nên tiến hành tổng vệ sinh vườn để hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Dùng vôi bột pha nước quét xung quanh thân chính cây sầu riêng từ mặt đất lên khoảng 1m để phòng trừ sâu bệnh hại cây.
3/ Quản lý nguồn nước
Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90cm.
Nhà vườn cần đảm bảo tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh úng nước độ ẩm cao khiến nấm bệnh phát phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.
4/ Quản lý sâu bệnh hại
Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị các loại bệnh hại tấn công: sâu ăn lá, rầy, thán thư…. Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.
5/ Bón phân
Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, để cây nhanh chóng phục hồi đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.
Trong đó, phân trùn quế là sản phẩm phù hợp và đã nhận được sự tin tưởng của nhiều bà con trong việc phục hồi và cải tạo đất trồng sầu riêng. Với nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ nhưng vẫn đa dạng về các chất dinh dưỡng, phân trùn quế giúp cây trồng tăng sức đề kháng, bổ sung cho cây đa dạng các loại chất dinh dưỡng, giúp cây tăng phát triển hệ rễ, kích thích đâm chồi và đặc biệt là cải tạo đất trồng. Để biết thêm về cách áp dụng sản phẩm phân trùn quế cho sầu riêng, các bạn có thể tham khảo tại đây.
Lưu ý, khi bón phân cho cây sầu riêng nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.
Với 5 bước thực hiện nêu trên, vườn sầu riêng nhà mình sẽ được phục hồi sau một vụ mùa năng suất, ra nhiều đọt, cây khỏe, dự trữ dinh dưỡng và chuẩn bị tốt cho một mùa vụ tiếp theo.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79