Ssau khi bạn làm đất xong xuôi thì ban nên tiến hành trồng cây và sau quá trình trồng được 1 tuần thì bạn thấy cây bắt đầu mọc khỏi mặt đất, và mỗi một củ thì sẽ mọc lên một cây và cũng có một số ít củ có thể mọc thêm dược nhiều hơn nữa và như vậy thì chất dinh dưỡng sẽ không được tập trung vào cây chính thì bạn nên tỉa bỏ chúng đi để nhằm tạo điề kiện để cho cây chính cỏ đủ chất dinh dưỡng để nuôi thân cây phát triển
Lưu ý: Tỉa bỏ mầm phụ, để lại mầm chính để tập trung nuôi một dảnh hoa. Khi cắt mầm phụ tránh làm bật củ.Trong quá trình phát triển của cây Lay Ơn chúng ta nên xới ba lần:
– Lần 1: khi cây được 2 lá chúng ta bắt đầu xới. Lưu ý nên xơi nhẹ tránh đụng mạnh vào cây, sau khi xơi kết hợp có những nhánh cỏ chúng ta vun vào gốc để giữ cho cây phát triển thẳng.
– Lần 2: khi cây được 4 lá tiến hành vun xới lần hai. Kết hợp bón thúc lần 1: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.
– Lần 3: khi cây được 6 lá tiến hành vun xới lần 3. Kết hợp bón thúc lần 2: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.
Cách chăm sóc tưới nước cho cây lay ơn
Tưới nước : đối với cây lay ơn thì bạn nên trồng ở nơi có thể tưới được nhiều nước. Khi cây ra được từ 5-7 lá thì nhu cầu nước của cây là khá lớn. Nếu như cây thiếu nước thì cây sẽ mọc lá không đều và ảnh hướng đến sự phân hóa của hoa,sẽ dẩn đến hoa ngắn hơn và ít hoa. Bạn cũng nên tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây.
Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây và chăm sóc sẽ thu hoạch được chậu hoa đẹp
Tỉa nhánh, lên luống: Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, tiến hành loại bỏ các chồi phụ chỉ để lại 1 chồi chính cây để phát triển khỏe mạnh. Lên luống lần 1: Khi cây được 2-3 lá tiến hành xăm xới, bón thúc và lên luống lần 1, vun nhẹ một lớp đất mỏng vào cạnh gốc. Khoảng 2 tuần sau đó tiến hành vun gốc đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ cho cây và tạo điều kiện cho cây sinh củ con. Sau đợt vun này tiến hành giăng lưới giúp cho cây không đổ và cành hoa không bị cong.
Một số điểm chính về kỹ thuật trồng
Giống Lay ơn Đỏ 09 thích hợp trồng trên các chân đất phù sa, đất thịt nhẹ, tốt nhất trồng trên chân đất được luân canh với lúa nước. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng: 25 cm, cây cách cây 20 cm, tương ứng với mật độ 7.000 củ/sào Bắc Bộ.
+ Phân bón: (tính cho 1 sào 360m2): 500kg phân chuồng + 20kg NPK tổng hợp + phun phân bón lá Antonik hoặc đầu trâu 902
Cách bón:
Bón lót: Phân chuồng
Bón thúc: NPK hoà loãng để tưới. Sau trồng 15 ngày bắt đầu tưới. Định kỳ 7 ngày tưới một lần kết hợp với phun phân bón lá.
Tưới nước và bón phân
– Tưới nước: hàng ngày tước nước vào buổi sáng bằng hệ thống béc. Lượng nước tưới là 5l/m2/ngày. Tưới nước bổ sung những chỗ khô.
– Phân bón: kết hợp phân rải và Rench phân tank.
– Lượng phân bón cho 1m2:
+ Phân rải:0.05 kg NPK (20:20:15), 0.02 kg MgSO4.
+ Phân Drench:1g Chelate Fe, 0.03 kg Ca, 10 ml phân Tank A, 10 ml phân tank B (chung phân tank với Ruscus).
Định kỳ bỏ phân:
Trồng 23 ngày NPK(I) 7 ngày Fe +Ca 7 ngày NPK(II) + MgSO4 10 ngày Fe
+Ca 14 ngày Tank 14 ngày NPK 14 ngày Fe + Ca 14 ngày Tank
– Cách bón phân:
+ Rải phân: Rải đều phân trên mặt luống.
+ Drench phân: Hòa nước phân hoặc phân vào nước rồi Drench 1 lít nước phân/m2.
- b) Nhổ cỏ, nâng lưới:
– Nhổ cỏ: thường xuyên nhổ cỏ trên mặt luống, đặc biệt là giai đoạn cây con.
– Nâng lưới: Lưới được nâng thêo chiều cao của cây, thông thường vị trí ở độ cao l/1 – 1/3 chiều cao của cây
Một số loại sâu bệnh và cách diệt trừ
– Bệnh trắng lá: do nấm Septoria sp. gây ra. Thường gây hại trên lá già hoặc lá bánh tẻ, ban đầu vết bệnh chỉ như mũi kim chân , sau đó lan dần. Sử dụng Anvil 5 SC để phun phòng trị.
– Bệnh thối xám: do nấm Sclerotinia sp. gây ra, vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn (không có mùi), bệnh làm thối lá, vàng lá và thân. Sử dụng Daconil 500 SC để phun phòng trị. Hoặc sử dụng Benlate để xử lý củ layơn với nồng độ 2‰ trong thời gian 30 phút để phòng bệnh thối xám
– Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân.
– Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa.
Thu hoạch
Khi cây hoa có 1-2 búp hé nở ở dưới cùng, dùng tay bóp thử dưới thân thấy xốp mềm là thu hoạch được. Dùng kéo hoặc dao cắt cành dài từ 50-80cm và trừ lại thân cây 2-3 lá để nuôi củ giống sau này. Cắt xong nên bọc lại từng bó nhỏ, dùng giấy báo hoặc túi nhựa PE bọc kín lại hoa rồi để vào trong bóng tối và nơi khuất gió. Hoa tươi rất lâu, đôi khi người ta không cần vẩy nước vào hoa, khi cắm hoa vào bình dùng kéo cắt bớt ít cuống phía dưới, chỉ khoảng nửa giờ sau hoa tươi trở lại và dần dần nở hết.
Thời gian thu hoạch: buổi sáng.
Xử lý củ sau khi thu hoạch
– Khi lá của cây nuôi củ chuyển vàng (sau khi thu hết bông 10 tuần) thì thu hoạch củ.
– Trước khi thu hoạch: ngừng tưới và bón phân 30 ngày, ngừng tưới nước 3 ngày.
– Thời gian thu hoạch: khi trời nắng ráo
– Dùng nỉa đào củ, nhổ những cây bị bệnh làm đứt thân khi nhổ lên nhặt bỏ lá, cho củ vào két thheo từng giống, từng tuần trồng đưa vào trong kho thoáng mát, phơi trên giàn 3 ngày. Các giống phơi trên giàn phải được dán mác ghi tên giống, từng tuần.
– Xử lý củ trong kho:
+ Dùng dao tách lấy củ con, củ bi, bỏ củ mẹ.
+ Phân loại củ con thành các loại: 8/10, 10/12, 12/14, 14/16…
+ Đếm củ con theo từng loại của từng giống cho vào bao dứa.
+ Sàng lọc củ bi thanha 2 loại (to và nhỏ), đãi rửa sạch đất, ngâm thuốc xử lý, để ráo, phơi cho khô rồi cho vào bao dứa mắt dày để trong két có dán tên giống, ngày nhập kho.
+ Ngâm ngập củ trong dung dịch thuốc (Daconil 1600cc, Bavistin 1000cc (Vicarber 1000cc), Aliette 160g, Biffini 240/240l) 60 phút rồi vớt củ ra để cho ráo nước, sau đó phơi củ trên giàn 2- 3 ngày cho khô nước.
+ Cho củ (để trong bao dứa) vào két.
+ Ghi ngày, tuần nhập kho, số lượng loại củ nhập của từng giống dán trên két.
+ Cho két củ vào kho lạnh ở to = 2 – 4oC trong 3 tháng.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79