Vì cây bơ có đặc tính thụ phấn chéo, nên để giữ được các đặc tính của cây mẹ thì bà con nên sử dung phương pháp nhân giống vô tính: ghép, chiết…
– Phương pháp ghép chồi:
Đây là phương pháp nhân giống bơ phổ biến nhất hiện nay được nhiều vườn ươm, bà con nhà vườn ưu tiên lựa chọn.
+ Gốc ghép ( từ 3 – 4 tháng tuổi, cao khoảng 50 – 60cm), gốc ghép phải mập, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, gốc ghép thẳng.
+ Chồi ghép: dài khoảng 5 – 8cm, chồi khỏe, sạch sâu bệnh, lá màu xanh sẫm, trước khi ghép cần cắt bỏ lá.
+ Kéo cắt cành, dao sắc, dây buộc vết ghép ( bà con nên chọn loại dây tư hủy).
+ Cách làm:
Bước 1: Dùng dao sắc cắt đôi thân gốc ghép, vị trí cắt cách gốc 20 – 30cm. Sau đó dùng dao chẻ dọc thân ghép khoảng 2cm.
Bước 2: Ở trên chồi ghép, sau khi đã cắt bỏ lá, bạn dùng dao sắc vát gốc chồi ghép hình chữ V bằng với vết chẻ ở trên góc ghép. Sao cho vết cắt ở chồi ghép khít với vết cắt ở gốc ghép.
Bước 3: Dùng dây đã chuẩn bị bọc vết ghép lại. Bà con chú ý quấn chặt vết ghép ngăn không cho nước mưa thấm vào.
Bước 4: Chăm sóc cây ghép. Bà con chuyển cây ghép vào nơi bóng mát hoặc sử dụng lưới nông nghiệp để che nắng. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khoảng 20 – 25 ngày bà con cần chọn các chồi khỏe mạnh, loại bỏ các chồi không phát triển.
– Ghép cải tạo vườn bơ:
Trên cành bơ già cần ghép cải tạo bà con cắt bỏ phần ngọn. Phần cành bơ bà con để chồi phát triển. Trên 1 cành bà con chọn 2 – 3 chồi già để ghép cải tạo.
Bà con cần loại bỏ các chồi không cần thiết, sau khi ghép 15 – 20 ngày chồi ghép sẽ phát triển bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm các sâu bệnh hại để có phương pháp sử lý kịp thời. Cách thức ghép tương tự như ghép chồi chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.
Tuy nhiên một số điểm bà con cần lưu ý: chồi ghép thường từ 3 – 5 mắt, chồi của gốc ghép sẽ dài khoảng 8 – 10cm. Khi quấn nilong cần quấn chặt không cho nước ngấm vào làm hỏng chồi ghép.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79