Phong lan là cây dễ chăm sóc nếu đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
Chiếu sáng
– Thiếu nắng phong lan gặp tình trạng: vươn cao nhưng ốm yếu, lá màu xanh tối, ít nảy chồi, khó ra hoa và nhanh tàn
– Thừa nắng phong lan gặp tình trạng: thấp cây, lá vàng có vết nhăn – khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm nên chất lượng hoa kém và cây kém phát triển
– Nắng quá gắt lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết
Tùy vào loại phong lan và tuổi cây có yêu cầu khác nhau về chiếu sáng. Tốt nhất, nên bố trí vườn theo hướng Tây – Nam để phong lan nhận được ánh sáng đầy đủ nhất
Phân bón
Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp và bền. Trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa.
Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng
– Dinh dưỡng đa lượng gồm đạm (N), lân (P) và kali (K)
– Dinh dưỡng trung lượng gồm lưu huỳnh (S), magie (Mg) và canxi (Ca)
– Dinh dưỡng vi lượng gồm sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molyden (Mo) và clo (Cl)
Phong lan rất cần phân bón chứa đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng nhưng không chịu được nồng độ cao. Vì vậy, bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tuân theo nguyên tắc
– Thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp
– Thời kỳ ra hoa cần đạm thấp, lân và kali cao
– Thời kỳ hoa nở cần kali cao, lân và đạm thấp
Tưới nước, bón phân là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây có tác động đến chất lượng hoa
Tưới nước
– Nước tưới lan không quá mặn, phèn hay clo và có pH dao động 5 – 6
– Phong lan sẽ khô héo, giả hành teo lại và lá rụng khi thiếu nước. Thừa nước phong lan dễ bị thối đọt gây chết cây, rễ có rong rêu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển
– Thời điểm tưới thích hợp cho phong lan vào sáng sớm hay chiều mát. Đặc biệt, không tưới vào buổi trưa khi trời đang nắng gắt
– Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
TƯ VẤN KỸ THUẬT : 0969.64.73.79