KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CAO SU

Tỉa chồi: Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát triển tốt.

Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu KTCB cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung.

Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2m trở lên. Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát: Khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 – 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành từ độ cao 2,2m để định hình tán. Mỗi vị trí phân cành trên thân chính chỉ giữ lại 1cành.

Làm cỏ cao su: Sau khi trồng làm cỏ theo bồn, Từ năm thứ 2 trở đi làm cỏ theo băng kết hợp hoàn thiện đường đồng mức, làm cỏ 3 lần/năm. Có thể diệt cỏ bằng hóa chất, cơ giới hoặc thủ công.

Tủ gốc: Tủ gốc với vật liệu thực vật vào cuối mùa mưa 2 năm đầu. Trước khi tủ gốc phải phá váng lớp đất mặt quanh gốc. Tủ cách gốc 10cm, bán kính tủ 1m, dày tối thiểu 10cm, có thể tủ bằng màn phủ nông nghiệp (PE)

Bón phân: Bón phân giai đoạn KTCB.

– Lượng phân bón theo hạng đất và tuổi cây như sau:   ĐVT: kg/ha

Hạng đất Năm tuổi Đạm Lân Kali
Ure N super lân P2O5 KCl K2O
II 1 50 23 150 24 15 9
2 120 55 360 58 30 18
3-7 150 69 450 72 40 24
Cộng 920 423 2760 442 245 147
III 1 50 23 150 24 15 9
2 110 51 330 53 30 18
3 130 60 400 64 35 21
4-8 140 64 430 69 40 24
Cộng 990 455 3030 485 280 168

Thời vụ bón: Phân vô cơ được chia 2-3 lần/năm:

Năm trồng mới bón sau trồng 1 tháng, bón lần 2 cách lần 1 từ 1-2 tháng.

Năm thứ 2 trở đi bón 2 lần vào đầu mùa mưa và trước khi dứt mưa 1 tháng

Cách bón: Khi cây còn nhỏ (1-3 tuổi) tán lá rộng đến đâu thì bón phân đến đó, bón theo hình vành nón, mỗi lần ½ vòng tròn. Xới nhẹ đất sau đó rải phân và lấp đất vùi phân. Cây kinh doanh và KTCB đã giáp tán trên hàng bón phân theo băng rộng 1-1,5m ở giữa hàng cao su.

Bón phân hữu cơ: Từ năm thứ 2 trở đi, phân hữu cơ được bón vào hố dọc theo 2 bên hàng cây theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Lượng phân hữu cơ từ 1-2kg/cây/năm. Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.

Bón phân giai đoạn kinh doanh:

Lượng phân bón theo hạng đất, và năm cạo như sau:

ĐVT: kg/ha

Hạng đất Năm cạo Đạm Lân Kali
Ure N Super lân P2O5 KCl K2O
I 1-10 152 70 60 400 117 70
II 174 80 68 450 133 80
III 196 90 75 500 150 90
Chung 11-20 217 100 75 500 167 100

Bón phân thời kỳ kinh doanh dựa trên kết quả chẩn đoán dinh dưỡng. Lượng phân trên bảng là lượng phân bình quân tạm thời để áp dụng khi chưa có kết quả chẩn đoán dinh dưỡng cụ thể cho từng vùng.

Thời vụ bón: Chia lượng phân ra bón làm 2 lần/năm.

Lần đầu bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào tháng 4,5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón số lượng phân còn lại vào tháng 10.

Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 – 1,5m giữa luồng cây. Đối với đất có độ dốc trên 15o thì bón vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.

Bón phân hữu cơ: Đối với cao su khai thác, phân lân nung chảy và phân hữu cơ vi sinh đuợc dùng luân phiên cách nhau một năm với khối lượng như nhau; Phân hữu cơ vi sinh có đủ 3 chủng loại vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải lân và cố định đạm với hàm lượng P2O5 dễ tiêu> 3%.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79