HƯỚNG DẪN CÁCH NHÂN GIỐNG LAN TRÊN QUY MÔ NHỎ

Tác giả: Stephen Batchelor

Cả hai sản phẩm – gieo hạt và cấy mô đều cần chuẩn bị thiết bị và vật liệu. Để bù lại thì chúng ta được số cây lan kha khá. Ngược lại, những người yêu lan đã có cách để nhân giống những cây lan của họ một cách đơn giản và tin cậy – đó là cách nhân giống ở một quy mô nhỏ.

Trong các phương pháp nhân giống bao gồm tách chiết và nhân giống bằng những cây con hình thành trên thân cây lan (keiki). Giống như việc cấy mô được lấy từ thân cây lan, mỗi cách trong các kỹ thuật nhân giống từ các keiki và tách chiết này đều tạo nên các cây lan mới có đặc tính về gen như cây cha mẹ của chúng.

TÁCH CHIẾT

Việc nhân giống lan bằng cách tách chiết là một phương án hợp lý được dự liệu vào thời điểm thay chậu (xem bài 8). Đối với lan đa thân, như Cattleya chẳng hạn, thì điểm cắt để tách chiết là chỗ liên kết với thân rễ của nó.

Trước khi cắt, có hai câu hỏi đặt ra, một là mỗi giả hành cắt ra có ít nhất một mắt thức không, và nơi mắt thức ấy liệu có thể hình thành một chồi mới không (nếu như nó chưa có sẵn chồi mới)? Và hai là, và mỗi cụm giả hành tách ra liệu có đủ để nuôi sống chồi mới khi nó hình thành và phát triển?

Hầu hết ở phần gốc các giả hành có một phần mô hình tam giác, đó là nơi sẽ hình thành chồi mới, cho phép ta tách chiết giả hành đó. Mỗi mô ở dưới gốc giả hành đó ta gọi là “mắt”, mắt sẽ được kích hoạt sẽ sản sinh ra giả hành mới. Gần sát gốc của một giả hành là những mắt sơ cấp (mắt thức), thường thì có hai (nếu như nó hình thành ở phía trước của giả hành).

Ngoài mắt sơ cấp này ra, chúng ta còn tìm thấy một mắt nữa nhỏ hơn, đó là mắt thứ cấp (mắt ngủ). Mắt thứ cấp này có thể dự phòng cho mắt sơ cấp nếu như mắt sơ cấp bị chết vì một lý do nào đó, lúc đó mắt thứ cấp có thể cho ta một chồi mới, dù là chồi này đôi khi yếu hơn chồi được sinh ra bởi mắt sơ cấp (xem hình 3).

Để bảo đảm chắc chắn rằng khi cây mới tách chiết cần phải có đủ giả hành, và nếu có giả hành đang ra hoa thì chúng vẫn sẽ tiếp tục nhưng việc ra hoa sẽ chậm lại. Trong quá khứ, người ta khuyến cáo rằng số giả hành cho mỗi cây được tách chiết ra nên có 4 hoặc nhiều hơn, nhất là đối với giống Cattleya.

Điều này không có nghĩa là những giả hành nhỏ hơn sẽ khô héo đi hoặc vứt bỏ. Những cây tách chiết chỉ có 1 giả hành vẫn có thể sống được với nhiều loài lan đa thân (hình 3), nhưng vấn đề là sau bao năm nữa thì chúng sẽ phát hoa.

Không có năng lượng cung cấp thêm cho nó, thì những giả hành trưởng thành và rễ của chúng, những giả hành mới hình thành trở nên nhỏ hơn – và hầu như không thể ra hoa. Một người yêu lan không cần quan tâm đến việc mình có nhiều hay ít hoặc cây lan lớn hay nhỏ, đã có hoa hay chưa có hoa trên những giả hành đã tách chiết, mà chỉ cần nhớ một nguyên tắc – không bao giờ có dưới bốn giả hành cho một lần tách chiết.

Những cây lan Cattleya hiện nay với sự lai tạo giữa các giống như Potinara (được lai tạo từ Brassavola x Cattleya x Laelia x Sophronitis) như hình 1 và 2 có xu hướng tạo nhánh từ thân rễ theo nhiều hướng, hoặc có nhiều mắt thức hơn trước đây.

Điều này giúp cho những người trồng lan nhiều thuận lợi hơn trong việc tách ra thành nhiều đơn vị khác nhau. Mỗi đơn vị tách chiết đều có những giả hành mới hình thành có khả năng thêm chồi mới.

AOS_12_Propagation_Small_Scale

HÌNH 1 – Các đơn vị tách chiết thường kèm theo một chùm rễ trong khi thay chậu. Đây là cây Potinara Golden Delight ‘Tangerine’. Đường kẻ theo chiều dọc trong hình là đường gợi ý để tách cây thành hai phần.

Tuy vậy đây không phải bao giờ cũng là một trường hợp điển hình, và các giả hành đã già và không còn phát triển nữa vẫn có thể còn cần thiết nếu như chúng ta nhân giống từ loài lan đa thân. Hai tiêu chuẩn như nói ở trên vẫn cần được chú ý: những giả hành già cần có ít nhất một mặt thức, và số giả hành cần có đủ để nó nuôi sống chồi mới.

Cần loại bỏ các vỏ lụa ở gốc các giả hành để coi mắt có đúng còn những mặt thức không. Một khi đã thấy, nếu chúng có màu xanh lá thì đó là mặt thức, nếu chúng có màu nâu và teo lại thì đó là mắt ngủ. (Hình 3).

Khi những giả hành ở phía sau không còn khả năng hình thành các chồi mới, thì vấn đề bây giờ là thời gian. Nhiều người trồng lan đã rất thành công với các giả hành ở phía sau (xem lại bài 8 – thay chậu) nếu như việc tách chiết thực hiện đúng trước quá trình thay chậu, đó là lúc các cây lan vẫn phát triển tốt với chất trồng hiện hữu.

Tách các giả hành phía sau, cần phải có đủ số giả hành để kích cho mắt thức hình thành. Khi đến thời ký thay chậu thì những giả hành có mắt thức nên trồng chúng vào hai chậu riêng biệt.

HÌNH 2 – Sau khi đã cắt tách ra thành hai cây riêng biệt thì cắt bỏ các rễ và lá đã bị hư hại. Mỗi cây cần phải có chồi mới và có ít nhất bốn giả hành đã trưởng thành.

AOS_12_Propagation_Small_Scale 2

Nếu cắt những giả hành phía sau  trước khi thay chậu mà chưa có chồi mới, hoặc phần tách chiết thực hiện vào dịp thay chậu, cần kiểm tra hệ thống rễ của những giả hành đó có còn tốt không.

Nhiều giả hành già thường không còn rễ, đó cũng chẳng có gì bất thường đối với những giả hành đã tồn tại hai hay ba năm, may mắn thì còn vài rễ sống còn bán vào thân rễ. Trong trường hợp này, cũng như không thấy mắt nào phồng lên và bắt đầu phát triển, thì việc thay chậu cho những giả hành đó có thể chết yểu.

Nhiều người yêu lan sẽ sẽ không trồng vào chậu những giả hành không rễ mà chỉ cần giữ chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng yếu để đề phòng chúng bị khô cho đến khi thấy mắt mới xuất hiện và hoặc có rễ mới.

Khi trồng một cây lan với những giả hành không có rễ sang một chậu mới thì phải hết sức cẩn thận, với điều kiện là cây được cột chắc và đặt chúng ở nơi khô mát, tưới ít nước, như vậy sẽ kích cho chúng phát triển rễ và chồi mới.

AOS_12_Propagation_Small_Scale 4

HÌNH 3 – Cây Epidendrum faltacum này có một giả hành bị gẫy, chúng vẫn phát triển mặc cho chúng èo uột và không có mắt thức. Với một mắt ngủ, một giả hành mới hình thành nhưng rất nhỏ. Từ đây xuất hiện một mắt thức, rồi một chồi mới khỏe mạnh ra đời.

Những cây lan đơn thân, đó là những cây phát triển theo chiều thẳng đứng thì ít có cơ hội nhân giống theo kiểu tách chiết. Thông thường việc tách chiết là ‘cắt ngọn’ – đặc biệt là cắt ở nơi đã có rễ trên một ngọn đã trưởng thành và đầu búp của chúng đang phát triển.

Giống lan Vandaceous cũng như giống Ascocenda, rất may là chúng mọc rễ ít nhất là dọc theo nửa dưới của thân, do vậy việc cắt ngọn của một thân già, trưởng thành nơi đó đã bắt đầu hình thành rễ. Có thể sẽ phải bỏ đi một vài cái lá ở dưới cùng của phần mới cắt ra trước khi trồng lại chúng vào chậu.

AOS_12_Propagation_Small_Scale 5

HÌNH 4 – Cây Phalaenopsis (Hồ điệp) Martha Jane đã phát triển tốt  sau ba năm trồng lại rễ đã tràn ra  mép chậu loại 12 inches. Cây này có thể nhân giống bằng cách cắt phần ngọn, phần đó đã có nhiều rễ.

Những cây lan đơn thân đang phát triển mà có thân ngắn giống như cây lan Hồ điệp cũng có khi có thân cao quá, cũng cần phải cắt tách phần thân, nhưng với điều kiện phần thân cắt ra ấy phải có rễ (xem Hình 4).

Khi phần ngọn đã được cắt ra thì phần còn lại (phần không có ngọn) nếu là một cây khỏe mạnh sẽ nảy ra những cây con mới, những cây con này chính là những keiki, tách chúng khỏi cây mẹ rồi trồng vào chậu cho đến khi chúng tiếp tục phát triển và phát hoa.

HÌNH 5 – Phalaenopsis Tyler Carlson đã hình thành keiki trên vòi hoa – chúng sẵn sàng cho việc cắt ra để trồng vào chậu

AOS_12_Propagation_Small_Scale 6

Dù tách chiết bằng cách nào, điều cần nhớ là phải dùng dụng cụ riêng, các dụng cụ phải sạch sẽ, vô trùng (bằng cách hơ vào lửa hoặc sát trùng cho lần xử dụng đầu tiên). Điều này cốt là để ngăn không cho virus thâm nhập và chống bệnh tật. Sau khi cắt thì cần bôi một lớp bột diệt nấm vào vết cắt.