GIỚI THIỆU VỀ LOẠI CÂY SAO ĐEN VÀ ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG

1. Đặc điểm loài cây, giá trị sử dụng

Sao đen là loài cây gỗ lớn thường xanh có thể cao đến 45m, đường kính ngang ngực có thể tới 120cm, gốc không có bạnh vè, thân hình trụ thẳng, tán hẹp nhưng dày, tỉa cành tự nhiên tốt nên thường có khúc thân dưới cành dài và thẳng. Vỏ mầu nâu đen, nứt dọc sâu thành nhiều mảnh xù xì. Sao đen mọc thành từng đám hỗn giao với các loài cây họ dầu khác trong rừng rậm ẩm mát nhiệt đới. Là loài cây ưa sáng, nhưng khi còn nhỏ chịu bóng, từ 3- 4 tháng tuổi trở đi thì ưa sáng hoàn toàn và luôn vươn lên tầng trên của rừng.

 

Sao đen phân bố ở Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaysia và khu vực Đông Dương. Ở Việt Nam, Sao đen phân bố chủ yếu từ Quảng Nam trở vào, tập trung nhiều ở tỉnh Gia Lai. Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai đến Bình Thuận, Tây Ninh. Trong vùng phân bố, Sao đen thường mọc ở rừng cây lá rộng, ít dốc và đất mầu mỡ.  Ở miền Bắc, Sao đen được di thực trồng làm cây đường phố như ở Hà Nội từ trước năm 1945. Cây sinh trưởng tốt nhưng ra hoa mà không kết quả. Trong những năm gần đây Sao đen cũng đã được gây trồng tập trung tại nhiều tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế… Tại Thanh Hoá, rừng trồng Sao đen từ năm 1997 đến nay sinh trưởng tốt.

 

Gỗ Sao đen có giá trị kinh tế cao, thuộc nhóm III, phẩm chất gỗ tốt, màu vàng hơi xám, phần giác sáng hơn, cứng, bền và nặng (tỷ trọng 0,75). Là loại gỗ dễ chế biến, dễ sơn, ít co, dễ uốn, chịu đập, không bị mối mọt và bền chắc trong cả điều kiện khô, ẩm hay chôn dưới đất nên rất được ưa chuộng làm vật liệu xây dựng, đóng tầu, thuyền, sàn nhà, tà vẹt và làm đồ mộc dùng trong gia đình… Vỏ có lượng tanin cao, thích hợp cho thuộc da. Nhựa Sao đen cũng có thể sử dụng trong công nghiệp. Sao đen dùng để trồng rừng, làm giầu rừng theo phương thức trồng theo đám hay theo băng ở khoảng trống để cải thiện tổ thành, nâng cao chất lượng và sản lượng rừng. Sao đen có hình thân cao, dáng đẹp nên cũng được chọn làm cây trồng đường phố và cây xanh công viên. Sao đen có khả năng tái sinh chồi mạnh, cây sau khi chặt đâm chồi gốc rất mạnh và nếu được chăm sóc tốt thì cây chồi sẽ sinh trưởng không kém cây mọc từ hạt.

 

2. Điều kiện gây trồng

a) Khí hậu

 

Chỉ tiêu

Điều kiện thích hợp

– Nhiệt độ bình quân năm, 0C

– Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất, 0C

– Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất, 0C

– Lư­ợng m­ưa bình quân năm, mm/năm

– Số tháng hạn/năm (có lư­ợng mư­a dưới 50mm/tháng), tháng

18 – 25

25 – 27

10 – 20

1.500 – 2.500

3 – 4

b) Địa hình

 

Chỉ tiêu

Điều kiện thích hợp

– Độ cao so với mực nước biển

– Địa hình

– Độ dốc

Nhỏ hơn 700m

Trung du, miền núi

10 – 25

 

c) Đất đai

Chỉ tiêu

Điều kiện thích hợp

– Đất đai

– Thành phần cơ giới

– Độ dày tầng đất (cm)

– pHkcl

Đất vàng, đỏ vàng, xám, phù sa.

Từ thịt nhẹ đến trung bình

> 30cm

4,0 – 5,0

Nhìn chung Sao đen có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng không thể phát triển tốt nơi đất thoái hoá, bạc mầu.

 

d) Thực bì

Chỉ tiêu

Điều kiện thích hợp

Nhóm thực bì

(Theo tiêu chuẩn lập địa của Dự án KFW6)

a, b, c

 

Sao đen được trồng nơi có thực bì phù hợp là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng mới phục hồi sau nương rẫy, nơi còn cây bụi cao hơn 2m và có độ che phủ lớn hơn 50%. Không trồng Sao đen nơi đất trống đồi núi trọc trơ sỏi đá (thực bì nhóm d).

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79