Khoai tây là loại cây cho giá trị kinh tế cao, dễ trồng và chăm sóc, có thể cùng nhà nông làm giàu hiệu quả. Do đó mô hình trồng khoai tây đang trở thành mô hình làm giàu hiệu quả được nhiều bà con áp dụng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là những gợi ý cách trồng khoai tây hiệu quả mà bà con có thể áp dụng.
Giống
Để khoai tây đạt năng suất cao, bà con nên cẩn trọng từ khâu chọn giống. Một số loại giống khoai tây được tin nhiều bà con tin tưởng lựa chọn như giống Solara, giống Atlantic (Mỹ), giống Marabel (Đức).
Thời vụ
Theo hướng dẫn cách trồng khoai tây của chuyên gia nông nghiệp, thời điểm tốt nhất để cây phát hiện mạnh là cuối tháng 10 – đầu tháng 11 khi thời tiết bắt đầu trở lạnh. Vì khoai tây là giống cây ưa lạnh, theo đó thời điểm tốt nhất là từ 20/10 – 20/11.
Chuẩn bị củ giống
Trong quá trình chuẩn bị củ giống khoai tây, nếu thấy trên củ xuất hiện các mầm đỉnh dài, bà con nên bẻ những mầm ấy để kích thích các mầm khác mọc trẻ hơn.
Lượng củ giống trung bình cho một sào là từ 40 – 45 kg củ. Với những củ giống to, bà con có thể bổ ra thành nhiều củ giống khác để tiết kiệm giống.
Bón phân đúng cách, kích thích sinh trưởng cho khoai tây
Làm đất
Bà con nên chọn đất là giống đất cát pha, không chua, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu theo thời tiết nông vụ để khoai tây phát triển tốt nhất. Cách trồng khoai tây hiệu quả nhất là trồng thành luống. 2 cách làm đất trồng khoai tây như sau:
- Trồng thành hàng đôi: Lên luống dài rộng 1.4m, bề mặt 90cm, chiều cao 20 cm, chiều rộng giữa hai luống 35cm, khoảng cách giữa các cây trong một luống từ 25 – 30 cm.
- Trồng thành hàng đơn: Luống rộng khoảng 70 – 75 cm, chiều rộng bề mặt 35 – 40cm, trồng 1 hàng giữa luống.
Bón phân
Phân hữu cơ: Chuyên gia hướng dẫn cách trồng khoai tây hiệu quả nhất là khi được bón lót bằng phân chuồng hoai mục, lượng phân khoảng 4 – 5 tạ/sào để cây được bền dây, tốt củ. Trong trường hợp không có phân chuồng hoai mục có thể dùng phân vi sinh Azotobacterin liều lượng 15-20 kg/sào.
Phân vô cơ: Tỷ lệ phân vô cơ trên một sào khoai tây như sau:
- Đạm ure: 10 -12kg/sào.
- Phân lân supe 15 – 20kg/sào.
- Kaly 6 – 7kg/sào.
- Phân NPK chuyên lót tỷ lệ 5:10:3 và NPK chuyên thúc tỷ lệ 12:5:10. Liều lượng phân đơn và phân đôi tương đương nhau.
Bón lót
- Trong điều kiện trời không mưa, đất khô: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh và phân lân supe + 30% đạm ure hoặc NPK chuyên lót.
Luống trồng khoai tây
Bón thúc lần 1
- Bà con thực hiện bón thúc lần 1 sau khi trồng 15 ngày, cây đã cao từ 15 – 20 cm. Lượng bón: đạm 50%, Kali 50%, phân NPK chuyên thúc 50%.
Bón thúc lần 2
- Bón thúc lần 2 thực hiện bón hết số phân còn lại, bắt đầu bón sau lần 1 từ 10 – 15 ngày.
- Chú ý riêng phân đạm không bón nếu đất ướt. Không bón vôi có thể gây ra bệnh ghẻ củ.
- Tuyệt đối không bón vôi, vì vôi sẽ gây bệnh ghẻ củ.
Cách trồng khoai tây
Chuyên gia tư vấn kỹ thuật nông nghiệp hướng dẫn cách trồng khoai tây đúng kỹ thuật như sau:
- Bắt đầu đặt củ khi đất đã được lên luống, bón lót đầy đủ, trước khi đặt củ nên phủ một lớp đất mỏng để tránh phân lót ảnh hưởng đến củ giống.
- Với những củ giống bổ ra từ củ to: đặt miếng cắt nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không bón lót để tránh phân tiếp xúc trực tiếp với củ gây thối củ.
- Sau đi đặt củ vào luống, dùng một lớp đất mỏng để phủ lên mặt củ.
Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho khoai tây giai đoạn đầu, bà con cần chú ý những điều sau:
- Tưới nước đủ ẩm, đảm bảo lượng ẩm đủ để khoai tây mọc đều và nhanh, không để ruộng quá khô hạn sẽ khiến khoai tây mọc chậm hoặc củ giống bị hỏng.
- Trong trường hợp gặp trời mưa, bà con cần xới xáo trên bề mặt luống để làm đất tươi xốp, thông thoáng, để cây được phát triển thuận lợi.
- Bà con cần chủ động phun thuốc phòng bệnh cho khoai tây theo hướng dẫn trồng khoai tây, đặc biệt đề phòng bệnh lở cổ rễ ở khoai tây có thể sử dụng một số loại thuốc như Anvil hoặc Validcin.
Trên đây là hướng dẫn cách trồng khoai tây hiệu quả bà con có thể áp dụng để trồng và chăm sóc khoai tây đúng kỹ thuật, mang lại giá trị kinh tế vượt trội.