Bệnh thối trái ở cây sầu riêng là bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất kinh tế. Bệnh thường xuất xuất hiện vào mùa mưa xuất hiện vào mọi giai đoạn phát triển của trái, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng trái sầu riêng.
Khi trồng trên diện tích rộng bà con cần có những biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với bệnh thối trái sầu riêng này, đảm bảo năng suất cao ổn định hàng năm. Trong số các loại thì hiện nay sầu rieng dona và Ri6 là 2 loại được trồng nhiều nhất.
Triệu chứng gây hại của bệnh thối trái sầu riêng
+ Nguyên nhân do nấm Phytophthora palmivora gây ra. + Bệnh thối trái xuất hiện vào mùa mưa hoặc khi thời tiết khí hậu bất lợi có sương mù cộng với nhiệt độ vườn thấp, độ ẩm tăng cao đột ngột chính là điều kiện thuận lợi để nấm dễ dàng phát sinh mạnh mẽ gây hại cho trái ở nhiều giai đoạn.
Sâu đục trái để lại những vết đục trên quả là điều kiện để cho những loại sâu bệnh khác xâm nhập và gây hại nhiều hơn, khi cây phát triển rậm rạp không được cắt tỉa thông thoáng lúc này bào tử nấm cũng dễ dàng lây lan rộng và phát tán khắp nơi.
+ Bệnh thối trái biểu hiện trên nhiều bộ phận khác nhau của cây như thân cây có màu đốm sậm hơi ướt. Giai đoạn nặng vết bệnh chuyển sang màu nâu đỏ phần vỏ thân cũng bắt đầu nứt và chảy nhựa vàng bên trong thân ra, vết bệnh thường hóa nâu ảnh hưởng đến mạch dẫn của cây khiến cây bị vàng lá rồi rụng dần đi.
+ Bệnh xuất hiện trên trái có thể phát sinh ở bất kì vị trí nào của trái nhất là đít trái ban đầu chỉ là một chấm nhỏ sau đó lan to dần có màu đen xám. Bệnh có khả năng ăn sâu vào bên trong cuống trái làm cho thịt trái bị thối có mùi chua.
+ Bệnh phát sinh vào những ngày có nhiệt độ thấp, độ ẩm vườn cao thì bệnh sẽ xuất hiện thêm những tơ nấm như mạng nhện bên trên trái và khả năng lây lan cũng cao hơn. Rất cần có biệp pháp phòng trừ kịp thời nếu không sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Những biện pháp phòng trừ bệnh thối trái cho cây sầu riêng
+ Trồng cây với mật độ hợp lý để tạo độ thông thoáng cho vườn cây, mật độ hợp lý là từ 8 – 10 m. + Vệ sinh vườn thường xuyen thu gom hết lá mục và tỉa bớt cành nằm sát mặt đất, nên tạo rãnh thoát nước trong những ngày mưa tránh hiện tượng cây bị ngập úng khi mưa kéo dài + Bón phân đầy đủ và cân đối lượng N-P-K với nhau để vườn cây phát triển tốt, cứ hai năm một lần thì nên bón thêm phân hữu cơ để cải tạo đất, hạn chế sự xuất hiện của sâu bệnh + Tỉa trái lần cuối xong bà con nên áp dụng biện pháp bao trái lại để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng trước khi sâu bệnh xuất hiện + Đầu mùa mưa nên dùng vôi hòa cùng những loại thuốc gố đồng quét lên trên thân cây, khoảng cách quét là 1m tính từ gốc lên thân cây. + Trường hợp phát hiện ra bệnh thì mua thuốc đặc trị pha với liều lượng được hướng dẫn trên bao bì để phun. Loại bỏ những trái hư ra khỏi vườn và tiêu hủy khi bệnh chưa phát triển mạnh.
+ Bà con nông dân có thể phun một số thuốc có hoạt chất sau để trị bệnh: matalaxyl, mancozeb, propineb, sulfur, zineb, thiophanate methyl, chlorothalonil.