Bệnh chết héo cây con còn được gọi là bệnh lỡ cổ rễ hoặc thối gốc, loại bệnh này gây hại nghiêm trọng đến tỉ lệ cây trồng ở giai đoạn cây con.
Hiện tượng cây trồng vừa lên cây non nhưng lại bị thối gốc, héo rũ và khô chết, nếu không kịp thời phòng ngừa và phát hiện dấu hiệu bệnh thì sẽ rất khó để đảm bảo an toàn cho cây trồng ở thời kỳ đầu của cây con.
Ngoài dưa hấu, bệnh héo chết cây con còn gây hại nhiều ở các loại rau xanh, cây trồng họ bầu bí, mướp, dưa leo, cà chua, đậu, ớt,…
Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani Tên tiếng Anh:Damping-off
TRIỆU CHỨNG
– Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất làm cổ rễ bị thối nhũn, cây dễ ngã.
– Nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp gốc thân, rễ cây bị vàng và thối nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau một thời gian lá mới héo dần và làm cây con chết.
– Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH GÂY HẠI
– Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, xảy ra trên đất cát nhiều hơn đất thịt.
– Không chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, nấm bệnh này còn làm thối đít trái.
– Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Lên luống và vun gốc cao, tạo độ thông thoáng cho đất trồng, tránh để đất bị ẩm ướt hoặc ngập úng.
– Dùng thuốc có hoạt chất Mancozeb xanh hoà nước phun ướt đẫm hố trước khi trồng có tác dụng phòng và diệt nấm, hạn chế bệnh rất tốt.
– Khi bệnh mới phát sinh, phun sớm các thuốc đặc trị nấm có hoạt chất sau: