CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GHẺ VỎ QUẢ BƠ

bệnh ghẻ vỏ bơ

Tác hại bệnh ghẻ vỏ bơ.

  • Nguyên nhân gây bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ là do nấm Sphaceloma perseae gây ra.
  • Nấm có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cây bơ như cành, lá, thân và đặc biệt nhiều nhất ở quả bơ.
  • Nấm thường xuất hiện ở những vùng nhiệt đới ẩm hoặc các nước á nhiệt đới. Trong thời tiết mưa nhiều, vùng xuất hiện độ ẩm cao, vùng đất xuất hiện những vùng nước đọng thì nấm dễ dàng xâm nhập vào các phần mô non của cây.
  • Bệnh thường lây lan chủ yếu qua đường mưa, gió hoặc côn trùng, nhất là khi cây có vết thương hở.
  • Thông thường nấm sẽ hoạt động chủ yếu vào mùa đông nhưng khi đến mùa mưa nấm bệnh sẽ bùng phát và bắt đầu gây hại lên quả.
  • Các vết thương xuất hiện từ bọ trĩ sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm hại và các vi sinh vật cũng bắt đầu phát sinh nhiều hơn.
  • Bệnh ghẻ vỏ quả thường xuất hiện tùy theo tình trạng của bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ thay đổi theo. Những giống không có khả năng kháng bệnh khi bị nấm tấn công sẽ thường bị rụng quả và năng suất bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Những trái bị nấm tấn công thường bị biến dạng và xấu xí khiến trái không được lựa chọn và ưa chuộng.

bệnh ghẻ vỏ bơ

Triệu chứng.

  • Khi bệnh gây hại trên lá: Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở những phần tán cây cao, lúc đầu chúng chỉ xuất hiện ở những phần đầu ngọn, vết bệnh có màu đỏ nhỏ sau đó vết bệnh sẽ lan dần ra cả bề mặt của lá.
  • Những mặt lá ở phía trên sẽ thường bị xâm nhiễm và xuất hiện hoại tử nhiều hơn. Lá thường bị biến dạng và teo nhỏ, những lá bị nặng sẽ rụng và lây lan ra cả cành cây.
  • Khi bệnh gây hại trên quả: Đầu tiên trên vỏ quả sẽ xuất hiện những vết bệnh hình bầu dục có màu nâu hoặc nâu tím, phần vết bệnh này sẽ hơi gờ ra phía bên ngoài. Những quả già sẽ thường xuyên xuất hiện bệnh hơn. Những vết bệnh sẽ xuất hiện nhiều và liên kết với nhau khiến trái bị thâm đen. Khi quả bị bệnh nặng thì phần giữa của quả sẽ bị nứt và xuất hiện mạng, toàn vỏ đều trở nên sần sùi. Phần chất lượng của quả không bị ảnh hưởng nhiều nhưng phần giá trị thẩm mỹ bị ảnh hưởng.

Biện pháp phòng trừ.

  • Đầu tiên bạn có thể chọn lựa những giống có khả năng chống chịu cao, giống có khả năng sinh trưởng mạnh sẽ hạn chế bị nấm tấn công.
  • Chú ý đến các biện pháp kỹ thuật, tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Không nên để  vườn có độ ẩm quá cao, tạo ánh sáng trực tiếp vào vườn sẽ giúp cây được sinh trưởng tốt hơn.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện những cành bị bệnh và loại bỏ chúng ra khỏi vườn.
  • Cần chú ý loại bỏ những loài sâu hại gây hại trực tiếp lên vỏ quả của bơ qua đường chích hút như bọ trĩ vì chúng vừa làm hỏng vỏ quả mà trứng bọ trĩ còn có thể ký sinh vào những trái non và tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sinh học để tiêu điệt bọ trĩ. Ngoài ra cách ủ mùn xung quanh gốc cây cũng có thể ngăn được bọ trĩ chui lên trên thân cây.
  • Nếu bệnh nặng bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Benomyl, Dicopper clorua trihydroxide, Đồng Sunfat hoặc Hydroxit đồng để phun trừ nấm. Nên phun vào những thời kỳ như lúc cây ra hoa hoặc gần cuối kỳ nở hoa. Sau khoảng 3 đến 4 tuần lại phun một lần để tăng khả năng đậu quả và bảo vệ quả.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79