Bệnh thường xuất hiện trên lá non, cuống lá và thân.
– Trên lá: đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi có góc cạnh, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh có màu nâu và hoại đi.
Triệu chứng trên lá rất dễ lầm với triệu chứng của bệnh đốm góc cạnh (héo vi khuẩn Pseudomonas lachrymans).
– Trên thân: đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu xám hoặc nâu; sau đó, đốm bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh đã ngã sang màu đen.
– Trên trái: trái còn non có đốm nhỏ, màu nâu, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa sẽ ứa ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, kích thước đốm khoảng 2-3 mm, màu trắng xám; đôi khi đốm bệnh thủng nứt, giống như thiệt hại do côn trùng gây ra, vết bệnh thối và cứng.
Phát sinh gây hại:
Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển khoảng 20oC. Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và có thể hoại sinh trong xác bã thực vật của nhiều loại cây khác được vùi trong đất. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ mát và có nhiều sương về đêm.
Biện pháp phòng trừ:
– Bố trí thời vụ thích hợp: nên trồng dưa vào các tháng khô hay những tháng có ẩm độ thấp. – Tiêu hủy xác bã thực vật sau mỗi vụ thu hoạch. – Phun ngừa trước khi có bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện.
– Trị bệnh cho cây bằng cách sử dụng một số hoạt chất sau:
+ Nhóm Dithiocarbamates (maneb, mancozeb, zineb).
+ Hoạt chất: metiram, chlorothalonil (nhóm hữu cơ chứa nhân thơm), anilazine (nhóm triazines có hoạt tính trừ cỏ).