CÁCH PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY TRỒNG

Nhện đỏ gây hại

 Nhện đỏ thường sinh sống ở  Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Tây Âu, Tuynidi, I-Ran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Ấn Độ, Sri Lanka, Newziland, Úc, Brasil, Argentina, Chi Lê, Pêru, Colombia, …

Con nhện đỏ rất nhỏ mắt thường không thấy rõ đuợc, muốn thấy chúng rõ phải dùng kính lúp. Chúng phát triển mạnh lúc trời nắng ráo, hay nói cách khác là mùa hè, thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh

1. Đặc điểm của nhện đỏ

Nhện đỏ phóng to 

Có rất nhiều giống nhện đỏ, đa số có thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 – 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.

Nhện đỏ và trứng 

Trứng nhện rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển), khoảng 4 – 5 ngày sau trứng nở.

Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 – 10 ngày.

Nhện đỏ sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc không ra lộc

2. Cách nhận diện và hậu quả do nhện đỏ gây ra

Nhện đỏ hay sống mặt dưới lá

Thông thường, nhện đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách, lật mặt duới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.

Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có nhưng con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ. 

 Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên rau. 

Mật độ nhện đỏ dày đặc

Nếu không có kính lúp, có thể lấy tay vuốt mạnh dưói mép lá thì ta thấy có nước màu vàng, đó là cây có thể đã có nhện đỏ cần khám xét lại thậ kỷ để chữa trị. Dùng một tờ giấy trắng để dưới sát cành cây lắc, rung mạnh rồi hứng đem ra chỗ có ánh sáng mà coi sẽ thấy.

Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. nhện đỏ dày đặc

Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể tuyền bệnh virus cho cây.

*Biện pháp phòng trừ

– Trong điều kiện tự nhiên, nhóm nhện gây hại cũng bị nhiều loại thiên địch tấn công. Có nhiều nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae làm giảm mật số nhện hại.

– Phun nhiều nước lên tán cây trong mùa nắng nóng cũng hạn chế sự phát triển của nhện.

– Thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn trái non khi thấy trong vườn có một số trái bị da lu, da cám thì tiến hành kiểm tra ngay sự xuất hiện của nhện trên trái, quan sát kỹ những trái nằm trong tán vì nhện thường tập trung cao vào phía này.

– Biện pháp hóa học: sử dụng dầu khoáng hoặc các loại thuốc đặc trị nhện như Comite, Pegasus, Daconil,.. (theo liều lượng khuyến cáo trong bao bì), phun giai đoạn trái non. Nhện rất mau kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên.

Kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ (hay còn gọi là thiên địch

+ Phổ biến là Bọ rùa  Stethorus  và bọ cánh cộc Oligota, thường xuất hiện khi mật độ nhện hại cao.

+ Bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P

+ Các loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae, phổ biến thuộc giống Amblyseius (cho tới nay đã phát hiện được khoảng 6 loài).

+ Nấm thuộc giống Entomopthora (xuất hiện ở vùng nóng ẩm).

Các loài thiên địch này thường khống chế nhện đỏ dưới ngưỡng gây hại nên không cần sử dụng thuốc hóa học để trừ nhện đỏ.                                       

Một số thiên địch của nhện đỏ

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79