Thuốc trừ bệnh là chất có khả năng phòng và trừ bệnh gây ra bởi nấm. Thuốc trừ bệnh không có hiệu lực với bệnh gây ra do virus. Nhiều loại bệnh gây ra do virus được truyền qua môi giới là côn trùng, tuyến trùng nên có thể dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt môi giới truyền bệnh.
(Bài viết này mang tính chất tham khảo. Kiến thức sâu sẽ được tìm thấy trong những tác phẩm chuyên khảo, quy trình do cơ quan quản lý ban hành.)
Nội dung
Phân loại thuốc trừ bệnh theo bản chất hoá học
Thuốc trừ bệnh vô cơ
Thuốc trừ bệnh hữu cơ
Thuốc trừ bệnh hữu cơ kim loại
Thuốc trừ bệnh nội hấp
Nhóm thuốc hữu cơ khác
Nhóm thuốc trừ bệnh kháng sinh
Phân loại thuốc trừ bệnh theo cơ chế tác động
Tác động phòng bệnh
Tác động trừ bệnh
Thuốc trừ bệnh nội hấp
Phân loại thuốc trừ bệnh theo bản chất hoá học
Thuốc trừ bệnh có thể được phân loại theo nhóm hoá chất vô cơ, hoá chất hữu cơ.
Thuốc trừ bệnh vô cơ
Thuốc trừ bệnh vô cơ được tạo từ lưu huỳnh nguyên tố hoặc muối kim loại đơn giản và không chứa cacbon. Loại thuốc này thường bền và không tan trong nước.
Nhóm lưu huỳnh là thuốc trừ bệnh lâu đời nhất có dạng bột mịn, bột nhão và huyền phù dùng để trừ bệnh mốc sương và trừ nhện, bệnh loét lá, bệnh thối nâu, theo cơ chế tiếp xúc. Thuốc lưu huỳnh không được phun lẫn với thuốc lân hữu cơ, thuốc chứa đồng và các kim loại khác. Thí dụ thuốc Elosal, Kumulus S và Thiovit.
Nhóm hợp chất đồng là thuốc trừ bệnh lâu đời có dạng bột mịn, bột nhão, như thuốc Bordeaux, là thuốc trừ bệnh an toàn, kiểm soát nhiều loại bệnh như bệnh mốc sương, bệnh lụi khoai tây. Hợp chất đồng thường là muối đồng bazơ (cupic) có màu đỏ, xanh lam, xanh lá cây và màu vàng.
Thí dụ thuốc đồng như cupric carbonate, copper hydroxide, copper oxychloride, copper sulphate, cuprous oxide, Copper sulphate.
Những thuốc trừ nấm chứa kim loại nặng như thuỷ ngân, nikel, kẽm, crom có tác dụng trừ bệnh mạnh và trước đây đã được sử dụng nhiều, hiện nay không được sử dụng vì có độc tính cao
Thuốc trừ bệnh hữu cơ
Thuốc trừ bệnh hữu cơ có hiệu lực cao và kéo dài ở liều lượng thấp, an toàn với cây trồng, động vật và môi trường, dễ phân huỷ bởi vi sinh vật trong đất.
Nhóm dithiocarbamates là dẫn xuất của lưu huỳnh chứa dithiocarbamic acid, là thuốc trừ bệnh hiệu lực và phổ biến nhất. Hỗn hợp muối của Dithiocarbamates với các kim loại như kẽm, sắt, mangan có hiệu lực cao hơn và độc tính thấp hơn lưu huỳnh nguyên tố.
Nó không có hoạt tính nội hấp, được sử dụng để trừ bệnh cho cây trong đất. Độc tính trừ bệnh có lẽ được tạo bởi gốc isothiocyanate (-N=C=S-) sinh ra khi phân huỷ thuốc.
Nhóm chelates tạo bởi tế bào nấm với thuốc cản trở enzym và quá trình trao đổi chất của tế bào nấm làm tăng hiệu lực trừ bệnh.
Nhóm hữu cơ chứa thuỷ ngân có hiệu lực trừ bệnh cao. Do độc tính cao nên hiện nay thuốc không được sử dụng.
Nhóm hữu cơ chứa đồng có dạng muối acetate, naphthenate, oleate và quinolinate. Thuốc trừ bệnh hữu cơ chứa đồng an toàn, không dễ bị rửa trôi, ít tan trong nước, nên có hiệu lực phòng trừ bệnh dài hơn các loại thuốc hữu cơ khác.
Thuốc có cơ chế tác động phân huỷ protein không chọn lọc do ion Cu2 tác động với enzym có nhóm sulfhydryl hoạt động. Thí dụ như copper 8-quinolinate, cuprobam, copper 8-quinolinate.
Nhóm hữu cơ chứa kẽm là các muối triphenyl với kẽm, có độc tính cao, dùng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh lụi khoai tây, bệnh héo quả cà phê, bệnh đốm nâu thuốc lá.
Nhóm hữu cơ chứa nhân thơm là dẫn xuất của benzen hoặc vòng phenol, thế một nguyên tử hydro bởi nguyên tố chlorine, nitrogen hoặc oxygen được dùng trong xử lý hạt giống và xử lý đất.
Nhóm dicarboxymides với nhóm chức sulfenimides chứa nitơ và lưu huỳnh
Những thuốc này được coi là an toàn nhất dùng để xử lý hạt giống và phun để kiểm soát bệnh sclerotinia.
Thí dụ như chlozolinate, iprodione, metomeclan, procymidone, vinchlozolin, iprodione.
Nhóm phtalamides là loại thuốc không nội hấp có phổ tác động rộng đối với các loại bệnh trên lá, cây ăn quả, rau, hoa. Thí dụ như captafol, captan, dichlofluanid, folpet, tolylfluanid, Folpet.
Nhóm dinitrophenol là loại thuốc không nội hấp chọn lọc trừ bệnh mốc sương. Thí dụ như binapacry, dinocap, dinocap.
Nhóm triazines có hoạt tính trừ cỏ. Chỉ có anilazine là thuốc trừ bệnh được dùng để phòng bệnh trên rau.
Thí dụ như anilazine
Thuốc trừ bệnh nội hấp
Các thuốc này được cây hấp phụ bằng cách di chuyển hoạt chất qua biểu bì của lá. Vì vậy nó được hấp thụ vào qua hệ thống mạch, và vận chuyển theo dòng nhựa đến đỉnh sinh trưởng của lá. Hướng vận chuyển thường hướng về ngọn lá, không chuyển ngược về thân và rễ.
Một số loại thuốc nội hấp có thể trộn với đất và được hấp phụ chậm qua rễ để kiểm soát bệnh trong thời gian dài. Thuốc trừ bệnh nội hấp có tác dụng phòng tốt hơn thuốc trừ bệnh không nội hấp phải phun đều trên bề mặt cây. Phần lớn thuốc nội hấp cũng có tác dụng trị bệnh đã xâm nhập vào cây.
* Nhóm Oxathiins
Thí dụ như carbonxin, furmecyclox, methfuroxam, oxycarboxin, oxycarboxin.
Các thuốc này dùng để kiểm soát bệnh Basidiomycetes là một loại nấm gây ra bệnh than đen và bệnh gỉ sắt và nấm đất Rhizoctania solani. Methfuroxam và furmecyclox thì phòng trừ Rhizoctania solani trong bông và khoai tây
* Nhóm Benzimidazoles và Thiophanates
Thí dụ như benomy, carbendazim, fuberidazol, thiabendazole, thiophanate-methyl, Carbendazim.
Nhóm này có hiệu lực nội hấp cao, phổ trừ bệnh rộng và được sử dụng rộng rãi trong các loại cây nhiệt đới nhưng cũng sinh ra hiệu ứng chống thuốc trên các loại cây chính.
* Nhóm Pyrimidines
Thí dụ như bupirimate, dimethirimol, ethirimol, fenarimol, Dimethirimol.
* Nhóm Acylalanines
Thí dụ như furalaxyl, metalaxyl, Metalaxyl.
* Nhóm ức chế tổng hợp Ergosterol
a. Nhóm Imidazoles
Thí dụ như fenapanil, imazalil, prochloraz, triflumizole, Prochloraz.
b. Nhóm Piperazine, Pyridine, Pyrimidine
Thí dụ như buthiobate, fenarimol, nuarimol, pyrifenox, triaforine, Triaforine.
c. Nhóm Morpholins
Thí dụ như aldimorph, dodemorph, fenpropimorph, tridemorph, trimorphamide, Tridemorph.
Phần lớn các chất trên có tính chất nội hấp phòng bệnh và trừ bệnh chống lại các bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt có trên nhiều loại cây ngũ cốc và các loại cây khác. Các thuốc này cũng phòng trừ hiệu quả nhiều bệnh đốm lá như Pyrenophora spp, Venturia spp và Septoriaspp.
Một số loại vi sinh vật có khả năng sinh ra hoá chất trừ một số vi khuẩn và một số nấm trên cây và động vật.
Thí dụ Actinomycetales, Streptomycetaceae
Nhóm S. griseus
Nhóm S. avermitilus
Nhóm S. griseochromogenes
Nhóm S. kasugaenis
Nhóm S. cacaoi
Nhóm kháng sinh trừ nấm và vi khuẩn
Thí dụ như cycloheximide, streptomycin, Streptomycin.
Nhóm kháng sinh chỉ trừ nấm
Thí dụ như blasticidin-S, kasugamycin, polyoxins, validamycin, Kasugamycin
Phân loại thuốc trừ bệnh theo cơ chế tác động
Thuốc trừ bệnh có thể được phân loại theo cơ chế tác động phòng bệnh và trừ bệnh
Nhóm thuốc phòng bệnh.
Những thuốc phòng bệnh thông thường không thấm vào cây. Thuốc được phun và tạo thành một lớp màng thuốc trừ nấm trên bề mặt cây và hạt, chúng giết những bào tử nấm trong quá trình nảy mầm. Cây được bảo vệ trong quá trình rễ bị tổn thương.
Những thuốc trừ nấm không có tính nội hấp phải được phủ đều lên mặt trên và mặt dưới của lá và lên những phần cây khác. Vì vậy phải phun với lượng lớn, cần chất thấm ướt và chất bám dính tốt. Để phòng bệnh có thể lặp lại. Thuốc phòng bệnh có hiệu quả với bệnh đốm lá, bệnh mốc sương, bệnh gỉ sắt trên lá,…
Thí dụ các loại thuốc đồng, captan và maneb.
Nhóm thuốc trừ bệnh.
Để diệt trừ nấm đã xuất hiện trên cây phải sử dụng thuốc ở giai đoạn mới xuất hiện. Chỉ một số ít thuốc bệnh có tác động trừ bệnh.
Nhóm thuốc nội hấp. Là thuốc hấp phụ vào cây qua lá hoặc qua rễ rồi vận chuyển trong cây từ rễ lên ngọn hoặc giữa các lá gọi là thuốc nội hấp. Đó là những thuốc nội hấp vận chuyển theo dòng nhựa.
Thí dụ như benomyl.
Thuốc trừ bệnh nội hấp có tác dụng tốt hơn thuốc trừ nấm không nội hấp.