Bệnh do nấm Sclerotium rolfisii Sacc gây ra, làm cho các lá lan và ngọn lan bị cụt không phát triển được
Vào mùa mưa cây lan dễ bị bệnh, biểu hiện như sau: những lá non trên ngọn cây tự nhiên chuyển dần thành màu vàng, sau đó gốc lá bị thâm nâu và khô đi, trên chỗ bị bệnh mọc lên một lớp nấm màu trắng và những hạt nhỏ li ti màu vàng nâu mật ong, những lá trên bị thối làm cho cây lan bị cụt ngọn không phát triển được.
Chúng đã bị bệnh thối hạch (còn gọi là nệnh thồi ngọn hay bệnh hạch hạt cải). Bệnh do nấm Sclerotium rolfisii Sacc gây ra. Ngoài cây phong lan loại nấm này còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như khoai tây, lạc, đậu đỗ…do có sẵn nguồn bệnh trong tự nhiên nên việc phòng ngừa chúng đôi khi cũng gặp khó khăn.
Nếu quan sát kỹ hoặc bệnh chưa phát sinh, chứ thực ra ngoài phần ngọn, bệnh còn tấn công gây hại trên cả phần gốc, rễ của cây lan.
Thông thường thì bệnh tấn công đầu tiên ở phần chồi ngọn và cổ rễ, sau đó phát triển rộng dần ra làm cho lá đọt bị vàng, rồi bị thối và chuyển dần thành màu nâu đen và khô đi. Bệnh làm cho rễ cây bị khô mục. Nếu gặp điều kiện nóng ẩm (nhiệt độ và ẩm độ không khí cao) thì trên vết bệnh sẽ xuất hiện những tán nấm màu trắng xốp như bông gòn và những hạch nấm màu trắng, sau chuyển dần thành màu vàng nâu, kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm (nhìn giống như hạt cải).
Hạch nấm tồn tại ngay trên bộ phận bị bệnh hoặc rụng xuống nằm tiềm sinh ngay trên giá thể, đây là nguồn bệnh ben đầu từ đó xâm nhập gây bệnh cho cây.
Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa ẩm. Các giống lan Vanda, Ascocenda,…thường bị bệnh gây hại nhiều hơn các giống khác.
Để hạn chế tác hại của bệnh cháu phải phòng ngừa bệnh là chính, chứ đừng để đến khi bệnh phát sinh gây hại nặng mới can thiệp thì sẽ rất khó chữa trị. Sau đây là một số biện pháp phòng trị chính:
Không trồng cây giống đã bị nhiễm bệnh.
Trước khi trồng chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dinh dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên chậu và giá thể, dùng bạt nilon phủ kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng 1 ngày cho bay hết mùi Formol, sau đó mới trồng cây lan vào.
Không nên treo hoặc đặt chậu lan quá thấp để nước không bắn lên mỗi khi có mưa.
Khi cây lan còn nhỏ nên có mái che mưa, vì giai đoạn này cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh.
Vào mùa mưa (là mùa bệnh dễ phát sinh), nếu có thể nên phun xịt định kỳ khoảng 10-15 ngày một lần bằng những loại thuốc đã nêu trên.
Nếu bệnh đã phát sinh gây hại nặng tốt nhất loại bỏ cây bệnh và cả giá thể đem chôn hoặc đốt tiêu hủy, rồi khử trùng chậu bằng Formol như đã nêu ở trên rồi trồng lại cây lan khác.
TƯ VẤN KỸ THUẬT : 0969.64.73.79