Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp là bệnh hại rất phổ biến trên nhiều cây ăn quả ở nước ta, những cây thường bị bệnh gây hại nặng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây đến năng suất và phẩm chất quả.
Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Trên lá bệnh tạo thành các đốm màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.
Ở cây na bệnh còn làm đọt và chồi non bị quăn lại và khô đen, cây sinh trưởng kém và giảm số cành hoa. Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều.
Biện pháp phòng trừ
Phòng trừ bệnh thán thư cho cây na có hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp vừa phòng ngừa vừa tiêu diệt bệnh.
– Tạo tán, tỉa cành: cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.
– Vệ sinh vườn cây: cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.
– Chăm bón đầy đủ: Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK, có bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Các sản phẩm Đầu trâu chuyên dùng cho cây ăn quả như AT1, AT2, AT3, Đầu trâu đa năng, Đầu trâu lớn trái, Poly humat đa năng, các phân bón lá Đầu trâu 005,007,009 chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK trung vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, góp phần hạn chế rõ rệt tác hại của bệnh.
– Dùng thuốc trừ bệnh: khi bệnh phát sinh gây hại cần dùng thuốc trừ. Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả. Trong đó có các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel…các thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole…Thuốc trừ bệnh cây Carmanthai 80wp hỗn hợp 2 hoạt chất mancozel và cacbendazim , là thuốc đặc trị bệnh thán thư trên các cây ăn quả và nhiều cây trồng khác. Thuốc có cả tác dụng phòng bệnh và trị bệnh, hiệu quả phòng trừ bệnh cao, rất ít độc hại với người và môi trường.
Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, phun đủ lượng nước, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp khác.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79