BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN CÂY THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

TÌNH HÌNH BỆNH ĐỐM TRẮNG THANH LONG VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

Bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long như thế nào?

Bệnh đốm trắng thanh long diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh trên diện rộng, phát triển mạnh vào mùa mưa. Ở một số vườn thanh long mới trồng, bệnh đốm trắng đã xuất hiện trên cành với tỷ lệ bệnh dao động từ 1-5%. Trên một số vườn thanh long kinh doanh, bệnh nặng hơn với tỷ lệ bệnh dao động từ 10-50%. Bệnh phát triển mạnh trên cành non và trên quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

TÌNH HÌNH BỆNH ĐỐM TRẮNG THANH LONG VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

Triệu chứng ban đầu xuất hiện ở phân gốc của bẹ non mới mọc. Sau đó, xuất hiện trên nụ bông, quả non. Triệu chứng là những vết đốm tròn nhỏ màu trắng, vết bệnh lõm sâu vào trong và thấp so với bề mặt bẹ; về sau, vết bệnh chuyển sang màu vàng cam và phát triển thành màu nâu nổi lên trên bề mặt (Hình 1, 2). Bệnh đốm trắng do nấm Neoscytalidium dimidiatum (thuộc họ Botryosphaeriaceae; bộ Botryosphaeriales; lớp nấm túi Ascomycetes) gây ra, tồn tại quanh năm trên đồng (mùa khô tập trung chủ yếu ở các đoạn gốc cành) khi mùa mưa tới thì bệnh lan sang các cành non mới ra, hoa và quả. 

Bệnh đốm trắng gây hại cây thanh long - Báo Tây Ninh Online

Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm trắng thanh long của Cục BVTV đề xuất và việc thực hiện ngoài sản xuất:

– Tỉa bỏ và tiêu huỷ bằng cách chôn sâu hoặc đốt cành, nụ bông, trái bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ trên mặt liếp hay xuống mương nước vì sẽ làm lây lan nguồn bệnh. Ngoài ra, nên tỉa loại bỏ bớt những cành vô hiệu, cành ốm yếu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây và phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng.

– Nên bón vôi cho toàn bộ vườn định kỳ 1-2 lần/ năm vào đầu và cuối mùa mưa.

– Bón phân cân đối, đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Chú ý không nên bón quá nhiều phân đạm để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma cho cây.

– Dọn sạch cỏ và tạo điều kiện thoát nước tốt, nhanh chóng cho vườn thanh long trong điều kiện mưa bão. Đối với những vườn được trồng bằng trụ sống phải khống chế tối đa sự che phủ phía trên đầu (đỉnh) trụ để tạo điều kiện thuận lợi cho cành thanh long có thể nhận ánh sáng được đầy đủ hơn.

– Tăng cường chăm sóc vườn cây trong điều kiện mùa mưa.

– Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Propiconazole, Trifloxystrobin, Iprodione, Mancozeb 7-10 ngày/lần (tuỳ vào điều kiện mưa bão).

– Ngoài ra, nên rút râu bông thanh long sớm ở thời điểm 2-3 ngày sau trổ và phun ngừa các loại thuốc nêu trên cho giai đoạn trái non và trái chuẩn bị thu hoạch. Lưu ý khi phun xịt thuốc ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch trái phải tuyệt đối tuân thủ và đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn

Quy trình tạm thời là phù hợp trong hoàn cảnh (khi chưa có nghiên cứu bài bản về vấn đề này tại Việt Nam)

Việc áp dụng của người trồng thanh long ở các vùng như sau:

– Đã tỉa bộ phận bị bệnh, hoa, lặt râu… nhưng vứt bừa bãi trên đồng, bờ mương (Tại Bình Thuận, người dân đang không biết chôn lấp ở đâu cho hết?)

– Phun thuốc liên tục các loại là Benomyl, Rhidomil Gold, Topxin, MAP Hero, Bộ 3 Cát Tường,…nhân dân thay thuốc liên tục, cứ  3, 5, 7 ngày/lần trong mùa mưa (có nơi phun cả mùa khô) (trên cây, cành mang quả và quả, lần phun nào cũng kết hợp với thuốc kích thích sinh trưởng) (Thuốc kích thích được sử dụng nhiều: 5-10 gói GA3, Miracle-Gro… được phun kèm với mỗi lần phun thuốc trừ bệnh, cao gấp 5 lần so với khuyến cáo.

-Tưới nước theo rãnh, có nơi tưới phun mưa lên tán cây sử dụng nước rãnh, kênh có thể có chứa nguồn bệnh từ những bộ phận thân, cành đã bị nhiễm bệnh.

Đề xuất của Viện BVTV trước mắt cho việc quản lý bệnh như sau:

+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục đã được ủ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma trong 2 tháng trước khi bón nhằm tăng hàm lượng nấm có ích trong phân chuồng để quản lý nguồn bệnh tồn tại trong đất.

+ Dọn vệ sinh vườn: Phải tiến hành cắt tỉa, bộ phận bị bệnh, phải thu gom ngay sau khi đốn tỉa, lặt râu, sau đó có phương án ủ làm phân (tiêu hủy) cắt nguồn bệnh (Ủ phân nên sử dụng có nấm Trichoderma) giảm nguồn bệnh. Nếu cứ để như hiện nay thì vô hình dung làm cho nguồn bệnh có điều kiện nhân lên nhiều lần so với để tự nhiên (còn có ánh sang giảm khả năng nhân và lây lan nguồn bệnh). Khi đánh đống cây còn xanh rất lâu; tạo điều kiện tốt về ôn, ẩm độ để nấm sinh trưởng, phát triển và phát tán.

+ Phun thuốc: Các loại thuốc có hiệu quả hạn chế bệnh; tuy nhiên, kỹ thuật phun cần lưu ý là: Do bệnh nằm sâu trong góc kín của cây (ổ dịch ban đầu), cây quá lớn, già cỗi nên độ lưu dẫn của cây kém; cây quá rậm rạp đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc của thuốc với bệnh? Vì thế kỹ thuật phun phải đảm bảo thuốc tấn công được vào phần có nấm bệnh (Tùy tuổi của cây và độ che phủ của tán) quyết định liều lượng thuốc cho phù hợp, thuốc phải tiếp cận được với ổ bệnh).

+ Khi chưa nắm rõ các tác nhân còn lại (chính hay phụ?): việc khuyến cáo về thuốc cùng sẽ chưa thực sự có hiệu quả (Phải nghiên cứu xác định nguyên nhân chính – phụ hoặc phụ – chính?)

+ Khi chưa nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học của bệnh thì chưa thể biết chính xác nguyên nhân gây bùng phát bệnh; lây lan, …vì thế, thì các giải pháp tạm thời chỉ là để hạn chế bệnh chứ không thể quản lý triệt để được bệnh. Năm 2014 mùa mưa đến bệnh sẽ còn gây hại thanh long

Chúng tôi đề xuất về việc cần làm như sau để phòng chống bệnh:

+ Tuân thủ theo QT của Cục BVTV, nhưng phải vệ sinh và đặc biệt có phương án tiêu hủy nguồn bệnh chứ không vứt bừa bãi ngoài sản xuất như hiện nay.

+ Tìm ngay được loại thuốc có hiệu quả (như khuyến cáo của Đài Loan 32.5% Azoxystrobin (thuộc nhóm Strobilurin) + Difenoconazole (thuộc nhóm Triazole) (SC), hoặc 40% Iminoctadine (WG) có khả năng hạn chế sự phát triển của sợi nấm và sự nảy mầm của bào tử. Nên tham khảo nghiên cứu của Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia

Hạn chế việc dùng thuốc của nông dân như hiện nay. Quan tâm đến kỹ thuật, liều lượng, cach phun và thời điểm phun có hiệu quả.

+ Chăm sóc sử dụng phân chuồng hoai mục có ủ bằng nấm có ích Trichoderma hơn là vôi bột.

Hỏi đáp cách hạn chế bệnh đốm trắng thanh long | Nhà Nông Xanh

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0969.64.73.79