ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

Trong đất cần có một độ ẩm thích hợp để cây trồng hút được dễ dàng. Đất ngập úng hay thiếu nước đều ảnh hưởng không tốt cho sự sinh trưởng của cây trồng. Cây trồng bị ngập nước dẫn đến các tế bào rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại, do đó sẽ làm chết đi các lông hút ở rễ, không thể hình thành được lông hút mới, vì vậy cây không thể hút nước nên lâu ngày sẽ dẫn đến héo và chết cây

anh huong cua am do dat doi voi cay trong

Trong một giới hạn nào đó thì sự sinh trưởng của cây trồng tỉ lệ thuận với hàm lượng nước hiện diện. Nước cần thiết cho sản xuất carbohydrate, để duy trì tính hút nước của nguyên sinh chất, và nước là 1 phương tiện vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng. Sự thiếu nước bên trong có thể làm giảm cả sự phân chia và phát triển của tế bào, và vì vậy làm giảm sự sinh trưởng của cây. Một số giống cây trồng có khả năng chịu hạn tương đối tốt nhưng chịu úng lại kém như giống cam v2, cam vinh, hoặc một số loại cây có múi khác.

Ẩm độ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây. Hàm lượng nước hữu dụng trong vùng rễ thấp làm giảm sự hữu dụng các chất dinh dưỡng nên làm cản trở các tiến trình có liên quan đến sự hấp thu dinh dưỡng. Các tiến trình đó là (1) sự khuếch tán, (2) dòng chảy khối lượng, và (3) sự tiếp xúc của rễ.

Theo qui luật thông thường, sự hấp thu dinh dưỡng tăng khi hàm lượng nước trong đất tăng. Khi các tế khổng đất hoàn toàn đầy nước sẽ là 1 bất lợi vì hậu quả là rễ sẽ thiếu O2, làm hạn chế sự hô hấp và hấp thu ion của rễ.

Người ta cũng lưu ý rằng cần bón phân đầy đủ để sử dụng nước đạt cao nhất.

Xu hướng chung đối với các chất dinh dưỡng của cây trồng là các chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng khi ẩm độ đất tăng và ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng nước (water use effection, WUE) của cây trồng. WUE là lượng chất khô tạo thành từ 1 đơn vị nước, thường  diễn tả bằng gram trọng lượng chất khô/ha-cm nước. Bón nhiều lần với lượng nhỏ phân bón, kết hợp với phương pháp tưới theo lịch dựa trên số liệu đo bằng tensiometer, sẽ tạo nên 1 hiệu quả sử dụng nước cao nhất trên đất này.

Ngoài ra, nước còn cần thiết cho sản xuất carbohydrate, để duy trì tính hút nước của nguyên sinh chất, và nước là 1 phương tiện vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng. Sự thiếu nước bên trong mô có thể làm giảm cả sự phân chia và phát triển của tế bào.

Sự thiếu nước xảy ra khi mà nước hữu dụng (cây có thể hút được) trong vùng rễ không đủ để thoả mãn nhu cầu thoát hơi của cây trồng. Sự thiếu hụt nước với các mức độ khác nhau chính là nguyên do làm cho năng suất cây trồng biến động hàng năm. Các tiến trình sinh lý trong cây khác nhau bị tác động của sự thiếu nước khác nhau.

Ví dụ, sự vươn dài của lá mẫn cảm với sự thiếu nước hơn là các tiến trình khác và sự phát triển là sẽ bị ngừng trước khi toàn bộ nước hữu dụng trong đất được tiêu thụ. Rễ cây sinh trưởng tốt nhất khi đất có đủ ẩm, cây cũng có thể ra rễ ngay cả khi  đất tương đối khô. Khi sự thiếu nước làm giới hạn sự sinh trưởng của rễ, sự hấp thu dinh dưỡng và nước sẽ bị giới hạn.

Cách bón phân trong đất cũng là 1 yếu tố quan trọng cần chú ý trong các trường hợp mà phần trên của vùng rễ bị khô nhanh và khô kéo dài. Bón phân sâu vào vùng rễ nơi ẩm sẽ có hiệu quả hơn. Trong các vùng khô hạn và bán khô hạn nơi mà sự rửa trôi không đáng kể, sự phân bố đều phân bón trong vùng rễ được cải thiện bằng cách bón thúc trên mặt đất với liều lượng phân bón cao.

Ẩm độ đất cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự sinh trưởng của cây trồng do ảnh hưởng đến dân số vi sinh vật trong đất. Ở ẩm độ quá thấp hay quá cao thì sự hoạt động của các vi sinh vật tham gia trong các quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng hữu dụng cho cây bị hạn chế.

 

ảnh hưởng của ẩm độ đất đối với cây trồng