Description
Công dụng:
Chế phẩm này có tác dụng ngăn ngừa tốt các bệnh thối rễ, lở cổ rễ, thối thân… cho tất cả các loại cây trồng. Và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các loại bệnh do tuyến trùng hại rễ.
Đặc biệt, Trichoderma là tập đoàn các vi nấm, trong đó có nhiều loại có những tác dụng như tạo ra các phức hợp enzyme, gồm Amylase, Protease, Cellulase… Các enzyme này phân giải cellulose, chất xơ, chitin, hydrat cacbon, protein thành các thành phần đơn giản để cây dễ hấp thụ, giúp cho phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp nhanh hoai mục và chất lượng phân được nâng cao.
Trichoderma còn phân hủy nhanh các chất xơ thành các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho cây trồng.
Cách sử dụng Trichoderma để làm phân bón hữu cơ
Sử dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma dùng ủ phân chuồng, xác, bã thực vật thành phân hữu cơ vi sinh là một mô hình sản xuất phân đơn giản với các nguyên liệu sẵn có như: phân chuồng, xác bã thực vật (rơm rạ, thân cây đậu, bắp, lá cây…) kết hợp với phân lân.
Các bước tiến hành để tạo ra phân hữu cơ sinh học cũng không khó. Chọn nơi khô ráo, có mái che để tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và che mưa tránh bị rửa trôi làm chế phẩm sinh học Trichoderma không thể lên men phân hủy các chất bã đang ủ.
Cách thứ nhất: Các phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp được băm thành những đoạn ngắn (10-15 cm) trước khi cho vào ủ. Sau đó trải một lớp mỏng phân chuồng, rác bã thực vật rồi rải đều một lớp mỏng chế phẩm vi sinh Trichoderma đã được pha loãng trong nước, với tỷ lệ 1 tấn phân chuồng hay rác, bã thực vật sử dụng 2 kg chế phẩm vi sinh Trichoderma. Kế đến hòa với 6-7 lít nước để tưới trên bề mặt, cứ thế ủ nhiều lớp, sau đó dùng tấm bạt để che.
Cách thứ hai: Trộn men vi sinh Trichoderma với phân lân, sau đó cho một lớp phân chuồng vào hố ủ dày khoảng 20 cm. Tiếp theo, rải một lớp hỗn hợp vi sinh Trichoderma và phân lân. Hết lớp này lại rải tiếp một lớp hỗn hợp, một lớp phân gia súc, gia cầm.
Đống phân ủ được thiết kế theo hình khối chữ nhật, có chiều cao khoảng từ 1-1,5 m để dễ đảo, trộn. Sau đó tưới nước đủ độ ẩm cho đống phân. Độ ẩm ủ phân phải đạt khoảng 50-55% (dùng tay nắm hỗn hợp phân ủ, thấy nước vừa rịn kẽ tay là được).
Không nên để quá khô cũng như quá ướt làm chậm quá trình phát triển của nấm men. Không nên nén quá chặt sẽ làm hạn chế sự phát triển của nấm men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt. Nên dùng bạt màu tối phủ kín đống phân để che nắng, che mưa. Sau 5-7 ngày, tiến hành đảo một lần. Sau gần 2 tháng có thể đưa vào sử dụng bón cho các loại cây trồng, lúc này tất cả xác bã thực vật, phân chuồng đã nhuyễn bột, khô ráo không còn mùi.
Bà con lưu ý, khi ủ phân không nên dùng vôi vì sẽ làm hủy diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất. Với cách làm này, nông dân có thể sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, giá thành lại rẻ. Có thể tiết kiệm được 30-50% chi phí mua phân để bón lót cho cây trồng.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79