QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN CÂY THANH LONG

Châu Thành: Trên 400 ha thanh long bị bệnh đốm nâu - Báo Long An Online

Bệnh đốm nâu là gì? 

Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bệnh được xem là rất nguy hại cho cây thanh long trên diện rộng cả nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của trái thanh long.

1. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

    Bệnh thường xuất hiện và gây hại mạnh vào mùa mưa, đến mùa nắng thì bệnh giảm lại. Khi thời tiết ẩm ướt, hàng triệu bào tử nấm rỉ ra từ ổ nấm, phủ trên bề mặt của cành thanh long. Bào tử nấm bắn tung tóe và chảy tràn sang các bộ phận khác của cây và các cây lân cận thông qua nước mưa. Thời tiết có mưa dầm kéo dài, mưa ban đêm hay bão thì bệnh càng tấn công dữ dội và lây lan càng nhanh.

         2. Triệu chứng gây hại

      Trên thân cành: Khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng,…), sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng

Châu Thành: Trên 400 ha thanh long bị bệnh đốm nâu - Báo Long An Online

      Trên quả: Tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám (rám) cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

Bình Thuận: Bùng phát bệnh đốm nâu trên cây thanh long

        3. Biện pháp phòng và trị bệnh

     Viện Cây ăn quả miền Nam đưa ra quy trình quản lý bệnh đốm nâu rút gọn thông qua kết quả dự án nghiên cứu hợp tác với New Zealand như sau:

     a. Trng mới bng cây ging (cành thanh long msạch bnh

    Tuyệt đối không được lấy giống, giâm chiết cành từ những khu vực bị bệnh hoặc không có nguồn gốc rõ ràng.

    Không vận chuyển cành, quả bị bệnh từ khu vực có bệnh sang khu vực khác.

      b. Vệ sinh vườn

      Cắt bỏ các cành bệnh nặng (có nhiều vết bệnh mang ổ bệnh). Nên khoét bỏ tất cả các vết bệnh (vết lớn, vết khô, vết ướt và vết ghẻ nhỏ) hiện diện trên cành thanh long được tìm thấy mỗi 2 tuần 1 lần. Thu gom tất cả các cành bệnh, ổ bệnh được cắt (khoét).

      Tiến hành băm cắt các cành bệnh thành những mảnh nhỏ, gom thành đống ủ trực tiếp trên đất với vi sinh vật đất. Đất nên được thêm vào thành từng lớp xen kẻ với các lớp cành băm, giúp phân hủy xảy ra nhanh hơn. Đậy đóng ủ với tấm nylong trong suốt để ổn định nhiệt độ và ẩm độ, là yếu tố cần thiết cho vi sinh vật hoạt động.

      c. Quan sát và theo dõi thời tiết, bệnh trên vườn

      Theo dõi sự xuất hiện của các vết bệnh trên tược non trong vườn, thời tiết như thế nào (có mưa hay không), triệu chứng của bệnh trong vườn diễn biến như thế nào để có quyết định phun thuốc hay không.

      d. Biện pháp canh tác

        Nếu vườn có bệnh đốm nâu hiện diện trong vườn thì không nên để cành non vào mùa mưa, mà cần phải cắt bỏ. Bón phân cân đối các hàm lượng đạm, lân và kali.

      Vào mùa mưa, cung cấp tối thiểu phân đạm để giảm sự ra tược non trong suốt mùa mưa. Cắt cỏ và thoát nước tốt cho vườn để giảm ẩm độ. Thường xuyên tỉa bỏ các cành trong tán tạo thông thoáng, giúp tán mau khô đặc biệt là các tược non.

      e. Sử dụng thuốc        

  • Mùa mưa

       Khi cây ra đọt non, có triệu chứng bệnh ở giai đoạn mới nhiễm nhẹ hoặc không phun trong 1 thời gian dài mà có mưa liên tục kéo dài thì phun thuốc trừ nấm với đặc tính thấm sâu: difenoconazole và azoxystrobin (Amistar Top).

       Nếu cây ra tược non, không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào nhưng mưa liên tục kéo dài cần phun thuốc trừ nấm tiếp xúc như Mancozeb (Dithane) hoặc Iprodione (Rovral) hay Copper (Kocide); hoặc có thể phun luân phiên với thuốc Amistar Top. Phun 7-14 ngày một lần tùy vào thời tiết.

        Khi cây không có tược non, hoa và trái; vườn không có vết bệnh và các vườn xung quanh không có bệnh thì không cần phun.

  • Mùa khô

       Nếu vườn đang có cành non (tược mới nhú), hoặc có mưa lớn mà không phun thuốc tiếp xúc, nên phun thuốc difenoconazole và azoxystrobin (Amistar Top) trong vòng một tuần sau mưa để tiêu diệt mầm bệnh sau khi xâm nhiễm vào cành thanh long.

      Trường hợp vườn đang có cành non (tược mới nhú), dự báo thời tiết sẽ mưa nên phun thuốc trừ nấm tiếp xúc như Mancozeb (Dithane) hoặc Iprodione (Rovral) hay Copper (Kocide). Phun luân phiên khoảng cách giữa 2 lần phun từ 14-21 ngày tùy vào thời tiết.

       Cây không có tược non, hoa và trái thì không cần phun.

       Cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun xịt:

    – Đúng thuốc: mùa mưa phun thuốc gì? Mùa nắng phun thuốc gì?

    – Đúng liều lượng: liều  khuyến cáo: thuốc thấm sâu (Amistar Top – lml/lit), thuốc tiếp xúc (Mancozeb – 5g/lit),  không được tăng liều.

    – Đúng thời điểm: phun trị hay cắt tỉa bỏ? phun khi cành non hay cành già

    – Đúng phương pháp: phun phủ bề mặt của đỉnh sinh trưởng và phun tập trung vào các tược non mới nhú (không cần phun thuốc nếu cây chỉ có cành già). Phun kết hợp với chất bám dính Thần hổ). Chỉ phun phủ bề mặt của các tược non, không nên phun quá nhiều (thuốc rơi hay chảy thành giọt xuống đất là rất phí và tốn tiền). Không nên pha và phun chung thuốc trừ nấm với các loại kích thích sinh trưởng hay phân bón lá vì có thể gây cháy trái.

      Viết nhật ký phun thuốc: ghi ngày, tên thuốc được phun, tỷ lệ pha thuốc và lượng thuốc sử dụng. Điều này sẽ giúp cho việc phun thuốc đúng lịch và luân phiên thuốc.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0969.64.73.79