BỆNH LOÉT SỌC MẶT CẠO TRÊN CÂY CAO SU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Trừ bệnh loét sọc miệng cạo trên cây Cao Su - Nông Dược HAI

Bệnh loét sọc mặt cạo: (Phytophthora palmivora; Phytophthora botryosa)

– Đặc điểm và triệu chứng gây bệnh: Bệnh xảy ra phổ biến ở vùng mưa và độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Tác hại của bện làm xuất hiện trên vết thương mới và đường cạo mới của cây cao su khai thác trong mùa mưa. Ban đầu là những sọc đen nhỏ, thẳng đứng trên mặt cạo, các vết bệnh sẽ liên kết thành sọc lớn, vỏ thối nhũn, mủ và nước vàng rỉ ra có mùi hôi thối. Bên dưới vỏ bệnh có đệm mủ. Bệnh nặng có thể phá hủy một phần hoặc cả mặt cạo. Các dòng vô tính cao su nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, PB 310, PB 255, PR 255…

Trừ bệnh loét sọc miệng cạo trên cây Cao Su - Nông Dược HAI

– Biện pháp phòng trị bệnh: Chọn các dòng vô tính ít mẫn cảm với bệnh, tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt cho vườn trồng cao su.

Khi bệnh xuất hiện, sử dụng một trong các hoạt chất sau: Dimethomorph (Phytocide 50WP); Dimethomorph + Mancozeb (Acrobat MZ 90/600WP);Metalaxyl + Mancozeb (Fortazeb 72WP); Mancozeb 64 % + Metalaxyl 8 % (Tungsin-M 72WP, Mexyl MZ – 72WP); Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl – M 40g/kg ( Ridomil Gold 68WG, Suncolex 68WP); Mancozeb 64 % + Metalaxyl  8 % ( Mancolaxyl 72WP, Vimonyl 72WP), Metalaxy (Mataxyl 500WG).

Lưu ý: Chỉ áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc khi có triệu chứng bệnh xuất hiện. Các cây bị bệnh nặng phải cho nghỉ cạo để chữa trị dứt điểm rồi mới cho cạo lại. Tuyệt đối không trộn thêm đất vào thuốc để làm màu đánh dấu.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79