ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ NGOẠI CẢNH DÀNH CHO CÂY CAO SU

 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

– Cây cao su có tên khoa học Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae, nguồn gốc cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ). Đây là một vùng nhiệt đới, ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm, nhiệt độ cao.

  1. Đặc điểm thực vật học:

– Rễ: Có 2 loại rễ là rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ ngã, hút dinh dưỡng và nước ở các tầng đất sâu. Rễ phát triển rất sâu, có khi trên 10m. Rễ bàng hay còn gọi là rễ hấp thu tập trung ở lớp đất mặt. Từ 80-85% số lượng rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt 0-30cm.

– Lá: Lá kép, gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng thành lá có màu xanh đậm mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Các lá chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Hình dáng, kích thước, màu sắc thay đổi tùy theo giống.

– Hoa: Là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và hoa cái. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, có 5 cánh đài không có cánh tràng. Mỗi hoa đực có thể sản xuất 1.000 hạt phấn. Hoa cái mọc riêng lẻ ở đầu cành, có kích thước lớn hơn hoa đực, không có cánh tràng chỉ có cánh đài. Cấu tạo hoa cái gồm 1 bầu noãn chứa 3 tâm bì, mỗi tâm bì chứa 1 noãn.

– Quả: Quả hình tròn, hơi dẹp, có đường kính từ 3-5cm. Quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Vỏ ngoài quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu nâu nhạt.

– Hạt cao su hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có kích thước thay đổi từ 2- 3,5cm. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng, mặt lưng cong lồi lên. Bên trong hạt có phôi nhũ và cây mầm. Phôi nhũ chiếm hầu hết diện tích nhân chủ yếu là chất dự trữ, trong đó dầu chiếm 10-15% trọng lượng hạt.

  1. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:

– Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C và biên độ trong một ngày từ 7-8oC. Ở nhiệt độ trên 40oC cây bị khô héo, ở nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng tăng trưởng, lá bị héo rụng và xì mủ.

– Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500-2.000mm nước/năm. Đối với các vùng có lượng mưa dưới 1.500mm thì lượng mưa cần phải phân bố đều, đất có khả năng giữ nước tốt.

– Đất đai: Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất mủ cao đất canh tác cây cao su. Độ pH đất: 4,5-5,5; Tầng canh tác trên 1m.

– Độ cao: Cây cao su thích hợp ở vùng đất có độ cao dưới 200m so mặt nước biển. Càng lên cao cây càng phát triển kém do bất lợi về nhiệt độ và gió. Ở vùng Tây Nguyên có thể trồng ở độ cao 500-800m.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79