BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN CÂY LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

LemLepHat 01

Bệnh lem lép hạt

a.Tác nhân gây hại:

  • Vi khuẩn Pseudomonas glumae (tên gọi khác: Bukhoderia glumae) cũng là một trong số các tác nhân làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.
  • Do nấm là chủ yếu: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens.

b. Triệu chứng gây hại:

  • Hạt lúa bị bệnh từ giai đoạn trổ đến phơi màu, mới đầu xuất hiện chấm đen trên hạt, ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe biểu hiện rõ, hạt bị bệnh sớm bị lép hoàn toàn, gặp nắng 2 nửa vỏ trấu tách ra.
  • Hạt bị bệnh thì phôi nhũ bị thối, biến thành màu nâu vàng, khi lúa chín những hạt bị bệnh có màu nâu đen.
LemLepHat 01
LemLepHat 02

Hình 13: Bệnh lem lép hạt

c. Biện pháp phòng trị

  • Loại bỏ hết những hạt lép lửng có mang mầm bệnh trước khi ngâm ủ.
  • Gieo sạ thưa, bón phân cân đối NPK.
  • Khi lúa trổ được 3-5% (lúa trổ lẹt xẹt) tiến hành phun: Agri-life 100SL + Keviar 325SC với liều lượng (25ml + 25ml/ bình 25 lít) để quản lí lem lép hạt do nấm và vi khuẩn, có thể kết hợp với Bortrac (80 – 100ml/ bình 25L) và Hợp Trí HK NPK 7 – 5 – 44 +TE (80g/ bình 25l) để giúp lúa tăng thụ phấn và trổ thoát nhanh.
  • Khi lúa trổ đều thì tiến hành phun: Agri-life 100SL + Keviar 325SC với liều lượng (25ml + 25ml/ bình 25 lít) và kết hợp với Hợp Trí HK NPK 7 – 5 – 44 +TE (80g/ bình 25L) để giúp lúa vô gạo nhanh ít hạt lép, lửng.

 

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79