Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
a. Triệu chứng và tác hại rầy nâu:
- Trên đồng ruộng, rầy nâu thường sống tập trung ở bẹ lá lúa nơi gần mặt nước, hoặc mặt đất ẩm. Khi trời râm mát hoặc khi mật độ cao chúng thường phân tán cả phía trên cây lúa.
- Rầy nâu chích hút nhựa ở bẹ lá lúa, làm cho cây lúa héo vàng, bắt đầu từ những lá phía dưới, rồi lan dần lên phía trên. Với mật độ cao chúng có thể làm cho lúa chết từng đám, thường gọi là “cháy rầy”. Hiện tượng cháy rầy có thể thấy ở từng đám vài mét vuông đến hàng chục mét vuông hoặc trên diện rộng vài héc ta, trên cả cánh đồng. Sản lượng lúa có thể thiệt hại từ 20 – 30% hoặc bị mất trắng.
- Ngoài tác hại trực tiếp làm lúa cháy rầy, rầy nâu là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn trổ chín.
Hình 5: Sơ đồ vòng đời rầy nâu
b. Phòng trừ rầy nâu:
- Gieo sạ tập trung và né rầy: Thường mỗi tháng có một đợt rầy nâu trưởng thành vào đèn rộ kéo dài từ 5 – 7 ngày, để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn rộ. Như vậy, giai đoạn đầu của cây lúa sẽ tránh được một đợt rầy trưởng thành chích hút truyền bệnh.
- Khi có rầy nâu di trú, dùng nước che chắn giai đoạn đầu, duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa.
- Áp dụng tốt quy trình “3 giảm, 3 tăng”.
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên cây lúa (phải vạch gốc lúa để xem).
- Nếu phát hiện rầy nâu tuổi nhỏ với mật độ 3 con/tép thì phun: Gepa 50WG với liều lượng 25g/ bình 25l hoặc Thiamax 25WG với liều lượng 20g/ bình 25 lít.
Lưu ý: Khi phun nên bơm nước vào ruộng để phòng trừ đạt hiệu quả cao hơn.
Sau khi phun thuốc 3-5 ngày phải kiểm tra đồng ruộng nếu thấy rầy còn sống mật số cao thì tiếp tục phun thuốc.
Hình 6: Phun thuốc khi rầy nở rộ
Hình 7: Rầy nâu chết sau khi phun thuốc
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79