CÂY LÚA VÀ NỖI LO BỆNH ĐẠO ÔN

01

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực quan trọng nhất đối với con người trên toàn cầu ngoài lúa mì, bắp, khoai mì và khoai tây. Cây lúa có nguồn gốc rất xa xưa tại Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Hiện nay lúa gạo là loại lương thực chính nuôi sống khoảng 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới. Theo tổ chức FAO, năm 2015 sản lượng lúa gạo cả thế giới đạt 749,1 triệu tấn, trong đó các nước Châu Á sản xuất 677,7 triệu tấn, chiếm 90,5% sản lượng thế giới, Việt Nam sản xuất 44,7 triệu tấn, chiếm 6%. Năm 2015, tổng diện tích trồng lúa của Việt Nam là 7,9 triệu ha.

Do xu hướng mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong thời gian dài nên dịch hại trên cây lúa ngày càng phát triển và khó kiểm soát. Một trong những dịch hại nguy hiểm nhất trên cây lúa là bệnh Đạo ôn (bệnh Cháy lá). Bệnh đạo ôn gây thiệt hại năng suất trung bình từ 0,7 đến 17,5%, nếu bệnh nặng thiệt hại có thể lên đến 80% (Bonman et at…, 1986). Có nghĩa bệnh Đạo ôn có thể gây thiếu ăn cho vài trăm triệu đến vài tỉ người dân một năm.

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea Sacc, trước kia còn gọi là Pyricularia oryzae Cav. (giai đoạn sinh sản hữu tính gọi là Magnaporthe grisea) gây hại và được ghi nhận hiện diện ở hơn 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới. Bệnh được tìm thấy ở Ý vào năm 1560, tại Trung Quốc vào năm 1637. Tại Việt Nam, F. Vincents phát hiện chính thức vào năm 1921 ở Miền Nam. Theo nhiều nghiên cứu thì bệnh ngày càng phát sinh thêm nhiều nòi mới có độc tố cao nên khó phòng trị. Theo TS. Nguyễn thị Phong Lan và nhóm tác giả thì tại ĐBSCL có trên 40 nòi nấm Pyricularia gây ra bệnh đạo ôn trên cây lúa.

Triệu chứng gây hại:

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây như lá, bẹ lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt. Trước đây bệnh thường xuất hiện ở vụ Đông Xuân nhưng hiện nay bệnh xuất hiện hầu như quanh năm.

Vết bệnh xuất hiện trên lá thay đổi từ vết chấm đen (chấm kim) tới hình oval có mảng xám trắng ở giữa và viền hẹp màu nâu nhạt bên ngoài, các vết bệnh lan dần kéo dài dạng hình mắt én, rộng ở gữa và nhọn ở hai đầu. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá lúa bị cháy (nên được gọi là bệnh cháy lá).

Vết bệnh điển hình trên lá, cổ lá, đốt thân và cổ bông

01

Hình 1: Triệu chứng bệnh lần lượt trên lá, cổ lá, đốt thân và cổ bông

Điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh đạo ôn thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết âm u, giờ nắng trong ngày ít, sáng sớm có sương mù hay trời có mưa phùn, nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng từ 16 – 20oC.

Các yếu tố như giống nhiễm, bón phân đạm nhiều, sạ dày, lá lúa nằm ngang, phiến lá rộng, ruộng thiếu nước, cỏ dại nhiều là điều kiện thuận lợi để nấm phát sinh, phát triển và gây bệnh nặng.

Các yếu tố làm chậm hoặc ngăn cản quá trình phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn là: giống kháng bệnh, gieo sạ thưa, có thời gian phơi đất trước khi sạ, bón đủ khoáng chất, đặc biệt là canxi, silic, kali… Tuy nhiên về yếu tố giống kháng, các nghiện cứu gần đây có chỉ ra rằng hiện nay không có giống kháng tuyệt đối mà chỉ có giống kháng tạm thời. Nghĩa là, giống kháng bệnh tốt trong 2 – 3 vụ đầu nhưng sau đó có thể bị nhiễm bệnh đạo ôn, thậm chí là nhiễm rất nặng.

Đặc tính sinh học

Chu trình phát triển của bệnh đạo ôn từ lúc bào tử mới xâm nhập đến khi phát tán, lây lan mạnh.

02

Hình 2: Chu trình phát sinh và phát triển bệnh đạo ôn trên lá lúa

Đối với bào tử gây bệnh đạo ôn, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì 24 giớ sau khi tiếp xúc với cây lúa bào tử sẽ nẩy mầm và bắt đầu xâm nhập vào bên trong mô cây, khoảng 48 giờ sau bệnh xuất hiện vết chấm kim, đến ngày thứ 6, 7 vết bệnh có hình mắt én và bắt đầu phóng thích bào tử để tiếp tục lây lan ra xung quanh. Mỗi ngày một vết bệnh điển hình (mắt én) có thể phóng thích từ 2.000 – 6.000 bào tử và phóng thích liên tục trong vòng 2 tuần.

Bào tử sinh ra ở các lá bên trên có thể nhiễm vào gié lúa, hạt lúa ở giai đoạn trổ. Do đó phòng trị bệnh đạo ôn lá không tốt thì giai đoạn lúa trổ ruộng lúa rất dễ bị nhiệm bệnh đạo ôn cổ bông, cổ gié…

Điều kiện để bào tử phóng thích là nhờ nước hoặc giọt sương, còn phương tiện để bào tử lây lan xa là nhờ gió. Tuy nhiên, nếu nước nhiều, trời mưa lớn thì bào tử chậm phóng thích và ít lây lan.

Biện pháp quản lý bệnh đạo ôn:

Như phần đầu đã đề cập, bệnh đạo ôn hại lúa hiện nay là một bệnh phổ biến, tác hại lớn và khó phòng trị vì một số lý do như sau:

  • Bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng trồng lúa và xuất hiện quanh năm, xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cây lúa từ giai đoạn mạ đến khi lúa chín gần thu hoạch.
  • Bệnh phát triển và lây lan nhanh: nếu gặp điều kiện thuận lợi, chỉ trong vòng 6-7 ngày sau khi cây lúa “hứng” bào tử (mầm bệnh) thì ruộng lúa đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng và từ thời điểm này bệnh lại phóng thích ra nhiều bao tử mới lây lan ra xung quanh và có thể tạo nên dịch đạo ôn trên diện rộng. Việc sử dụng một vài hoạt chất thuốc trừ bệnh đạo ôn đã quá nhiều năm là điều kiện để nấm ngày càng phát sinh nhiều nòi mới có độc tính cao hơn, đó là lý do xãy ra tình trạng bệnh kháng thuốc (lờn thuốc) trong những năm gần đây.

Vì vậy biện pháp quản lý bệnh đạo ôn hại lúa hiện nay cần phải có sự đổi mới trong suy nghĩ và cách dùng thuốc:

  • Không nên để “nước đến trôn mới nhảy” (có nghĩa chỉ lo trị mà không lo phòng).
  • “Phòng” bệnh không có nghĩa chỉ dùng thuốc phun định kỳ mà phải tạo cho cây lúa có được “sức khỏe” tốt để tự chống lại bệnh tật.
  • Nếu phun thuốc trị thì phải phun trước ngày thứ 6 khi bệnh chưa có vết mắt én.

Biện pháp quản lý tổng hợp:

  • Chọn giống kháng: tuy nhiên hiện nay do các giống chất lượng cao đáp ứng được xuất khẩu thì ít kháng hoặc chỉ kháng tạm thời nên yếu tố này tùy điều kiện từng vùng mà xem xét.
  • Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tạo điều kiện cho đất có thời gian nghỉ ngơi hoặc luân canh cây trồng… để cắt nguồn bệnh.
  • Quản lý không để trong ruộng có nhiều cỏ vì cỏ dại là ký chủ quan trọng của nấm gây bệnh đạo ôn.
  • Sạ thưa vừa phải, bón phân cân đối, tăng cường CanxiSilic để giúp lúa cứng cây (thành lóng dày, bẹ lúa ôm sát lóng), lá lúa dày đứng thẳng (lá lúa không nằm ngang) để hạn chế lá lúa “hứng” bào tử nấm và không cho bào tử nấm nẩy mầm xâm nhập vào bên trong. Ngay cả nấm xâm nhập vào bên trong cũng khó phát triển lây lan.
  • Chọn thời điểm sử dụng thuốc phải hợp lý (đúng lúc), không sớm cũng không trễ để tránh lãng phí và mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Khi sử dụng thuốc phải dùng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn, không dùng thuốc phổ rộng hoặc dùng dưới liều quy định để tránh bệnh phát triển dai dẳng, bệnh mau tái phát và nấm dễ “lờn” thuốc.
  • Chọn thuốc có hoạt chất thế hệ mới, cơ chế tác động khác với những loại thuốc đã sử dụng nhiều năm trước để hiệu quả phòng trị tốt, không phải phun lại nhiều lần gây lãng phí và nguy cơ tồn dư thuốc BVTV cao.

Cách sử dụng dinh dưỡng Hợp Trí Casi và thuốc đặc trị Taiyou 20SC trong quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn hại lúa:

Đối với các giống lúa nhiễm nhẹ hoặc kháng tạm thời:

  • Sau khi sạ 20-30 ngày (sau bón phân thúc lần 2): phun Hợp Trí Casi (50ml/bình 25 lít, nếu thấy lúa quá xanh thừa đạm thì phun 80-100ml/bình 25 lít).
  • Sau khi sạ 50-55 ngày (hoặc trước trổ 7-10 ngày): phun lại Hợp Trí Casi giống như lần 1.

Đối với các giống lúa nhiễm nhẹ hoặc giống trong thời gian kháng tạm thời, sản phẩm Hợp Trí Casi (20% oxyt canxi + 5% oxyt silic) nếu sử dụng theo hướng dẫn có tác dụng phòng bệnh đạo ôn tương đương một loại thuốc trừ bệnh thông dụng (kết quả thí nghiệm của Trung tâm BVTV phía Nam năm 2014).

Đối với các giống lúa nhiễm đạo ôn:

  • Sau khi sạ 20-30 ngày (sau bón phân thúc lần 2): phun Hợp Trí Casi (50ml/bình 25 lít) + Taiyou 20SC (50ml/bình 25 lít).
  • Sau khi sạ 50-55 ngày (hoặc trước trổ 7-10 ngày): phun lại Hợp Trí Casi + Taiyou 20SC giống như lần 1.

Taiyou 20SC có hoạt chất Fenoxanyl thế hệ mới, đặc trị bệnh đạo ôn bằng cách phá vỡ màng tế bào sợi nấm và ngăn chặn hình thành bào tử nấm, đồng thời thúc đẩy cây sản sinh ra Phytoalexin – một chất giúp cây tự đề kháng bệnh giống vaccine nên sau khi phun thuốc bệnh ngưng phát triển – không lây lan – chậm tái phát.

Sử dụng Taiyou 20SC kết hợp Hợp Trí Casi để phòng trừ bệnh đạo ôn thì hiệu lực sẽ cao hơn, bệnh chậm tái phát hơn đồng thời cung cấp thêm canxi, silic giúp lúa trúng mùa hơn.

Cơ chế tác động của hoạt chất Fenoxanyl

04

Hình 4: Cơ chế tác động của Taiyou 20 SC trị nấm gây bệnh đạo ôn

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79