SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG? BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN TRÊN CÂY LÚA

Thông báo tình hình dịch hại cây trồng 7 ngày (Từ ngày 20/4/2016 đến ngày 26/4/2016) 29/04/2016 I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG 1. Thời tiết: Trong tuần có mưa nhiều về đêm. Lượng mưa đo được tại Vĩnh Yên 60 - 83 mm ...

Hình thái

Trứng đẻ thành ổ hình bầu dục dài, trên mặt phủ một lớp lông màu vàng nhạt ở giữa hơi nhô lên.

 Mới đẻ trứng màu trắng sau chuyển màu ngà vàng sắp nở màu đen. Sâu non đẫy sức dài 21 – 25 mm màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng.

 Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.

Con trưởng thành:

Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.

Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Thông báo tình hình dịch hại cây trồng 7 ngày (Từ ngày 20/4/2016 đến ngày 26/4/2016) 29/04/2016 I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG 1. Thời tiết: Trong tuần có mưa nhiều về đêm. Lượng mưa đo được tại Vĩnh Yên 60 - 83 mm ...

Tập quán sinh sống và quy luật gây hại

òng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-25oC có:

+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.

+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày.

+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.

Thời gian sinh trưởng và phát dục các giai đoạn của sâu có liên quan mật thiết với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ.

Ở điều kiện nhiệt độ từ 26 – 30 độ C, thời gian phát dục của trứng là 7 ngày, sâu non từ 25 – 33 ngày, nhộng 8 – 10 ngày, bướm vũ hóa đẻ trứng 3 ngày.

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.

Trứng được đẻ ở mút ngọn cây trồng  ở thời kỳ cây non  và khoảng gần giữa mặt trên hay dưới lá ở thời kỳ trồng mới.

Sâu non khi nở gặm phá chất keo và lông phủ trên ổ trứng chui ra. 

Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây trồng và năng suất cây trồng. Nhộng làm ổ bên trong thân  và bướm vũ hóa từ đấy.

Bướm vũ hóa sau khi lúa trỗ hoặc trùng với thời gian lúa trỗ tỷ lệ bị hại nhẹ, bướm vũ hóa rộ trước khi lúa trỗ từ 5 – 7 ngày, tỷ lệ bị hại rất nặng.

Mot-so-con-trung--nhen--va-dong-vay-gay-hai-tren-cay-trong-2-157.html

Biện pháp phòng trừ

+ Biện pháp kỹ thuật canh tác: Trên các khu đồng lúa hoặc mạ cần sạch cỏ, phát bờ trước khi gieo cấy, khu vực ruộng mạ nên gieo thành từng khoảnh, từng giống để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu hại.

Bón phân cân đối theo quy trình kỹ thuật đối với giống nếp cái hoa vàng, không sử dụng phân đạm quá nhiều hoặc bón không đúng quy trình.

Điều khiển nước tưới hợp lý, chủ động để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, có sức chống chịu sâu bệnh cao.

Khi mật độ trứng sâu đục thân lúa hai chấm khoảng 0,5 ổ/m2 ở giai đoạn làm đòng và theo dõi bướm vũ hóa rộ trước khi lúa trỗ từ 5 – 7 ngày thì sử dụng thuốc BVTV để phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: DuponTMprevathon 5SC, Virtako 40WG, Alocbale 40EC, Regent 800WG, Enasin 32WP… nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì thuốc.

+ Lưu ý: Phun đủ 25 – 30 lít nước thuốc đã pha/sào (360 m2). Khi phun thuốc trừ sâu đục thân bướm 2 chấm trong thời gian 4 giờ mà gặp mưa thì nhất thiết phải phun lại.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79