KỸ THUẬT CHĂM SÓC HOA LAY ƠN SAU KHI TRỒNG

* Bón thúc phân:  Chia làm 4 đợt:

Đợt bón

 

Ngày sau trồng Giai đoạn Lượng phân bón (kg)/1000m2
NPK Ure Kali đỏ
Đợt 1 10 – 15 Cây có 2 lá 10 2
Đợt 2 30 – 35 Cây có 4 lá 25 3
Đợt 3 50 – 55 Cây có 6 lá 25 3 4,5
Đợt 4 70 – 75 Cây trổ đòng 15 4,5
Tổng cộng 75 8 9

– Mỗi lần bón phân kết hợp xới xáo, làm cỏ, tưới nước.

– Giai đoạn cây có 2-6 lá, cần phun bổ sung một số chất kích thích sinh trưởng như: Atonik 1.8SL (nồng độ 15ml/16 lít nước), phân bón lá Seaweed-Rong biển 95% (nồng độ 10g/16 lít nước), Đầu trâu 501 (10g/10 lít nước).

* Tưới nước: Tưới nước đảm bảo độ ẩm đất thích hợp nhất 70-75%. Tránh để cây bị ngập úng. Thường sử dụng phương pháp tưới rãnh sau khi trồng và bón phân.

* Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm

– Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, tiến hành loại bỏ các chồi phụ chỉ để lại 1 chồi chính cây để phát triển khỏe mạnh. Chú ý tránh làm lay gốc cây.

– Khi cây được 2-3 lá, tiến hành lên luống lần 1, vun nhẹ một lớp đất mỏng vào cạnh gốc. Khi cây cao 40-50cm, tiến hành vun gốc đợt 2, vun cao để chống đổ cho cây và tạo điều kiện cho cây sinh củ con.

– Cắm cọc làm giàn: Tiến hành sau khi vun cây đợt 2 giúp cho cây không đổ và cành hoa không bị cong. Cắm cọc theo mép luống, cọc cắm cách nhau từ 1,5 – 2m, dùng dây căng và buộc hai bên luống hoặc dùng lưới đan sẵn có kích thước ô 10x10cm căng trên mặt luống.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79