Description
Chitosan là gì?
Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử polysacarit được điều chế từ chitin (chitin có trong thành phần cấu tạo của vỏ tôm cua ), mang tính an toàn sinh học cao. Hợp chất chitosan có màu vàng nâu, dạng dung dịch sệt, an toàn với người sử dụng và môi trường.
Công dụng của chitosan:
-
Chitosan kháng nấm, kháng khuẩn hại cây trồng
-
Chitosan như một loại vắc-xin thực vật, giúp tăng khả năng đề kháng của cây trồng đối với các loại vi sinh vật gây bệnh hại: nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, virus,…
-
Chitosan kích thích tăng trưởng cây trồng
-
Đặc trị nấm bệnh và vi khuẩn gây hại: Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia,… nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh chết chậm, thối rễ, héo rũ, tiêu điên.
Đặc trị Thán thư, Nấm hồng, Rỉ sắt…
Chống vàng lá, tháo đốt.
Ứng dụng của chitosan:
1/ Chitosan là chất kích thích nảy mầm tự nhiên
Lúa giống được xử lý Chitosan hàm lượng 0.2-0.5% kích thích nảy mầm rất mạnh, cây lúa non sinh trưởng rất khoẻ, kháng được nhiều bệnh. Đồng thời cùng điều kiện canh tác và dinh dưỡng, lúa được xử lý Chitosan cho năng suất tăng 1,66 lần so với không xử lý. Chitosan đóng vai trò như là thành phần kích thích hoạt tính sinh học, làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
2/ Chitosan kích thích sinh trưởng quá trình lớn trái của cây ăn trái/ tạo củ:
Đối với cây ăn trái thì giai đoạn nuôi trái, xử lý Chitosan sẽ kích thích trái lớn nhanh, đồng thời phòng ngừa được một số loại sâu bệnh, côn trùng tấn công vào trái non.
Chitosan có tính năng như 1 chất kích thích sinh trưởng tự nhiên lên quá trình hình thành củ non trên cây khoai mì, khoai lang, đậu phộng, gừng… giúp cây cho năng suất cao hơn.
3/ Chitosan dùng làm thuốc bảo vệ thực vật sinh học
Chitosan bổ sung dưỡng chất và dinh dưỡng cho đất trồng. Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.
Đối với những mô hình nông nghiệp sạch, việc đưa Chitosan ứng dụng trong canh tác có thể xem là một công cụ hỗ trợ nhà nông rất đắc lực.
4/ Chitosan phòng ngừa các bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm vằn,…
Khi pha hỗn hợp chitosan với lượng nước theo đúng tỉ lệ, phun sương lên lá cây, cây trồng sẽ giúp phòng ngừa bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm vằn, bệnh chết nhanh ở cây hồ tiêu, bệnh rỉ sắt cà phê,…
Hướng dẫn sử dụng Chitosan:
-
Đối với ứng dụng bảo vệ thực vật sinh học:
Tỉ lệ: 1:3 (Trong đó: 1 phần chitosan, 3 phần gồm nước cốt quả ớt, sả và nước lọc)
-
Đối với ứng dụng bảo vệ thực vật sinh học
Tỉ lệ: 1:4 (Trong đó: 1 phần chitosan, 4 phần gồm dung dịch phân Humic)
Phun xịt trực tiếp
Phun trực tiếp lên cây trồng, phun đều lên các mặt lá, thân, cành cây, quả…
Để hiệu quả có thể kết hợp với phân dưỡng bón lá NPK để cho hiệu quả tốt hơn.
Những lưu ý và cách bảo quản
-
Lắc đều trước khi sử dụng
-
Nếu cây bị úng nước, thối rễ tơ đến ¾, hoặc phần cổ rễ đã bị thối do nấm Phytophthora thì chitosan không còn tác dụng.
-
Không pha chung với men vi sinh, hoạt chất chứa đồng Oxyclorua, lưu huỳnh, Cyanua, Nano Bạc, Fosetyl Aluminium, dẫn xuất Clo, thuốc trừ sâu chứa hoạt chất phospho hữu cơ: Chlorpyriphos, Fenvalerate…
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
-
Để xa tầm tay trẻ em.
TƯ VẤN KỸ THUẬT : 0969.64.73.79